Bác sĩ tư vấn lên thực đơn cho bà bầu bị tăng huyết áp thai kỳ

Cao huyết áp thai kỳ là cực kỳ nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi. Nhưng các bác sĩ khuyên mẹ đừng lo lắng và đưa ra gợi ý kiểm soát tình hình từ chính cách lên thực đơn hàng ngày, mẹ đọc để rút kinh nghiệm nhé.

Tăng huyết áp thai kỳ là nguyên nhân đứng thứ hai sau băng huyết sau sinh gây tử vong cho bà mẹ, ngoài ra nó còn làm tăng tỷ lệ bệnh tật cho cả mẹ và thai nhi. Vậy đâu là cách lên thực đơn đúng đắn nhất?

1. Tăng huyết áp thai kỳ là gì?

Tăng huyết áp thai kỳ là tình trạng huyết áp bà mẹ tăng cao trong thời gian mang thai trị số huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg.

Tăng huyết áp thai kỳ gồm các thể lâm sàng sau:

  • Tăng huyết áp mạn tính: Thường xuất hiện trước tuần thứ 20 của thai kỳ và kéo dài hơn 42 ngày sau khi sinh.
  • Tăng huyết áp thai kỳ: Xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ và thường hồi phục trong vòng 42 ngày sau sinh.
  • Tiền sản giật: tăng huyết áp do thai với tiểu đạm ý nghĩa [> 0,3 g/24 giờ hoặc tỉ số albumin:creatinin niệu (ACR) ≥ 30 mg/mmol].
  • Tăng huyết áp mạn tính cộng với tăng huyết áp thai kỳ kèm tiểu đạm.
  • Tăng huyết áp không phân loại được trước sinh: thuật ngữ này được sử dụng khi huyết áp được đo lần đầu sau tuần thứ 20 của thai kỳ và tăng huyết áp được chẩn đoán xác định; bệnh nhân cần được đánh giá lại sau 42 ngày hậu sản.

2. Triệu chứng của tăng huyết áp thai kỳ

Biểu hiện tăng huyết áp thai kỳ thường khác nhau ở mỗi bệnh nhân, đôi khi bệnh nhân bị tăng huyết áp thai kỳ nhưng có thể hoàn toàn không có triệu chứng.

Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Cao huyết áp
  • Có protein trong nước tiểu (để chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ hoặc tiền sản giật)
  • Phù (sưng)
  • Tăng cân đột ngột
  • Thay đổi thị giác như mờ hoặc nhìn đôi
  • Buồn nôn ói mửa

Bác sĩ tư vấn lên thực đơn cho bà bầu bị tăng huyết áp thai kỳ - ảnh 1

Bà bầu buồn nôn ói mửa dữ dội là một triệu chứng của cao huyết áp thai kỳ
  • Đau bụng bên phải hoặc đau quanh dạ dày
  • Đi tiểu một lượng nhỏ
  • Thay đổi xét nghiệm chức năng gan hoặc thận

3. Thực đơn bệnh lý tăng huyết áp thai kỳ

– Những thực phẩm nên ăn:

Phái mạnh uống sữa đậu nành có bị vô sinh không?

Các thực phẩm chứa đạm có nguồn gốc từ đậu tương là gợi ý cho những mẹ bầu bị cao huyết áp

  • Nên ăn thực phẩm chứa đạm có nguồn gốc từ thực vật: đậu tương và các sản phẩm từ đậu tương…
  • Nên ăn thực phẩm chứa chất bột đường: hạt ngũ cốc, khoai củ và bột mì…
  • Nên ăn thực phẩm chứa chất béo có nguồn gốc từ thực vật: dầu phộng, dầu mè, dầu olive, dầu nành.
  • Ăn các loại thực phẩm giàu vitamin nhóm A, C, E, A và các nguyên tố vi lượng.

Những thực phẩm cần giảm:

Bác sĩ tư vấn lên thực đơn cho bà bầu bị tăng huyết áp thai kỳ - ảnh 3

Mẹ bầu bị cao huyết áp nên giảm ăn ngọt

  • Nên hạn chế muối, ăn 6g/ngày (Natri ≤ 2000mg/ngày). Nếu phù và suy tim thì giảm muối ăn từ 2 – 4g/ngày.
  • Giảm ăn các thực phẩm chứa nhiều đường: bánh kẹo, trái cây ngọt, kem…
  • Giảm ăn mặn và thực phẩm chế biến sẵn có nhiều muối: khô, thịt nguội, dưa muối chua…
  • Giảm ăn các thực phẩm nhiều chất béo có nguồn gốc từ động vật, nhiều cholesterol như: thức ăn nhanh, phủ tạng (gan, tim, thận), thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ
  • Giảm uống rượu, nước ngọt, cà phê, chè đặc,…

Mẹ bầu bị cao huyết áp sẽ ảnh hưởng rất nhiều cả mẹ và thai nhi. Nhưng thay vì chỉ biết hoang mang, lo lắng về điều đó thì mẹ hãy thay đổi ngay từ chế độ ăn hàng ngày. Vì con là quan trọng nhất nên Bầu tin chắc chắn mẹ sẽ làm được.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng

  • Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Rất nhiều mẹ bầu lo lắng về việc tăng cân quá nhiều nhưng con vẫn thiếu cân. Để thai nhi phát triển khỏe mạnh mà mẹ không bị tăng cân quá mức, cần có một chế độ ăn uống đủ chất, đúng cách. Dưới đây là những nguyên tắc và thực phẩm giúp vào con mà không vào mẹ!
  • Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ hay còn gọi là cholestesis là một hội chứng xảy ra ở phụ nữ mang thai. Khi đó gan không thể bài tiết mật, gây ngứa dữ dội.
  • Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể, trong số đó canxi là dưỡng chất bắt buộc. Vậy mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi?
  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.