Bật mí 9 mẹo trị tiêu chảy cho bà bầu cực hiệu nghiệm tại nhà

Bà bầu bị tiêu chảy gây ra tình trạng phiền toái và khiến ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ. Vậy làm sao để khắc phục tình trạng này hiệu quả? Chúng ta hãy cùng Bau.vn tìm hiểu ngay những mẹo cực đơn giản có thể thực hiện tại nhà qua bài viết dưới đây nhé.

Tình trạng tiêu chảy ở bà bầu là gì?

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần một ngày. Có hai dạng tiêu chảy là tiêu chảy cấp tính và mạn tính. Ngoài việc gia tăng số lần đi đại tiện thì bệnh tiêu chảy còn có các triệu chứng như đau bụng, chóng mặt, sốt, chuột rút và da lạnh… Vậy làm sao để trị tiêu chảy cho bà bầu hiệu quả?

tri tieu chay

Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này đó có thể là: nhiễm khuẩn đường ruột, do vệ sinh kém, rối loạn vi sinh đường ruột, ngộ độc thực phẩm, viêm đại tràng hay hội chứng ruột kích thích…

Những mẹo cực đơn giản trị tiêu chảy cho bà bầu

1. Uống trà hoa cúc

Trà hoa cúc chữa viêm đường ruột hiệu quả, hơn nữa lại có tính chống co thắt. Vì vậy, các bạn có thể uống trà hoa cúc để cầm tiêu chảy.

2. Trà vỏ cam

Uống trà vỏ cam cũng là một trong những cách giúp khắc phục tiêu chảy hiệu quả. Uống trà này vừa thơm ngon lại mang lại tác dụng hiệu quả. Ngoài ra, trà vỏ cam còn có tác dụng giúp đầu óc thư giãn và giảm stress.

tri tieu chay

3. Uống nước gạo rang

Nước gạo gang được biết đến là loại nước uống có tác dụng cầm tiêu chảy hiệu quả. Các bạn có thể cho gạo lên rang vàng sau đó cho nước vào đun sôi, vặn lửa nhỏ cho tới khi gạo chín mềm. Mẹ bầu nên uống hết trong ngày.

Nước gạo rang có tác dụng chống mất nước, mất chất điện giải và còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm sạch và mát gan.

4. Hồng xiêm xanh giúp trị tiêu chảy

Hồng xiêm xanh có chứa chất Tanin, chất này chữa bệnh tiêu chảy rất tốt. Các mẹ bầu có thể cắt lát mỏng hồng xiêm xanh thành lát mỏng, phơi khô, xao vàng. Khi bị tiêu chảy nên sắc lấy nước uống, mỗi ngày uống 2 lần 1 ngày.

tri tieu chay

5. Bà bầu trị tiêu chảy bằng lá ổi, búp ổi non

Trong lá ổi được biết cũng chứa thành phần tannin giúp giảm tiết dịch ruột, săn niêm mạc và kháng khuẩn tốt.

Vì vậy, lá ổi có tác dụng trị tiêu chảy. Các mẹ bầu có thể sử dụng búp ổi non, kết hợp cùng gừng tươi, vỏ quýt khô sắc với nước. Sau đó uống 2 lần trong ngày.

6. Lá cây nhót

Lá nhót tươi hoặc khô đều có tác dụng trị đau bụng tiêu chảy cấp tốc. Nếu là lá nhót khô, chúng ta sắc với nước sau đó uống 2 lần trong ngày. Nếu là lá nhót tươi thì mang sao vàng, sắc uống như lá nhót khô.

7. Cầm tiêu chảy bằng ngải cứu

Lá ngải cứu có tính tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, kháng nâm tụ cầu vàng, khuẩn tả thổ. Các mẹ bầu có thể chuẩn bị lá ngải cứu tươi, hoa ngải cứu khô cùng với gừng già sau đó giã nhuyễn, cho vào ấm, cho nước vào đun. Sau đó uống 3 lần trong ngày, uống liên tục trong 2 hoặc 3 ngày.

8. Lá mơ lông trị tiêu chảy

Lá mơ lông có vị đắng, tính mát, giúp tiêu viêm sát khuẩn, là mẹo trị tiêu chảy phổ biến. Các mẹ có thể lấy 1 nắm lá mơ lông rửa sạch, thái nhỏ, cho bát đánh đều với 1 quả trứng gà cùng một chút muối vừa ăn. Đem hỗn hợp chưng cách thủy hoặc nướng để ăn.

9. Trị tiêu chảy bằng gừng

Trong Đông y, gừng có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh về tiêu hóa, đặc biệt đây là cách chữa tiêu chảy cấp hiệu quả. Tuy nhiên, cách này không nên áp dụng cho người bị sỏi mật, phụ nữ mang thai, người có thân nhiệt cao.

tri tieu chay

Các mẹ bầu lấy gừng tươi rửa sạch, nướng lên, cạo vỏ, rửa sạch lại một lần nữa. Cắt gừng thành từng miếng nhỏ, bỏ vào nước sôi hãm uống như trà.

Như vậy, trên đây chúng ta đã vừa cùng nhau đi tìm hiểu về những mẹo cực đơn giản giúp chữa tiêu chảy cho bà bầu. Các mẹ bầu hãy áp dụng, thực hiện để giúp tình trạng tiêu chảy sớm cải thiện và trị dứt điểm nhé!

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Rất nhiều mẹ bầu lo lắng về việc tăng cân quá nhiều nhưng con vẫn thiếu cân. Để thai nhi phát triển khỏe mạnh mà mẹ không bị tăng cân quá mức, cần có một chế độ ăn uống đủ chất, đúng cách. Dưới đây là những nguyên tắc và thực phẩm giúp vào con mà không vào mẹ!
  • Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ hay còn gọi là cholestesis là một hội chứng xảy ra ở phụ nữ mang thai. Khi đó gan không thể bài tiết mật, gây ngứa dữ dội.
  • Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể, trong số đó canxi là dưỡng chất bắt buộc. Vậy mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi?
  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.