Bật mí các loại cá cực tốt cho sức khỏe

Nếu ăn đúng 5 loại cá này vào trúng thời điểm mùa thu, cơ thể của bạn sẽ được bơm căng tràn sức sống, vô cùng tốt cho sức khỏe.

Cá cũng là một trong số những loại thực phẩm được người xưa xem xét để chọn ăn theo mùa. Vốn đã là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, ăn nhiều không sợ béo, ăn đúng các loại cá vào trúng thời điểm sẽ mang lại lợi ích gấp bội cho sức khỏe.

Thời tiết hanh khô của mùa thu dễ làm tổn thương phổi khiến con người mắc các bệnh về đường hô hấp như khô mũi, ho, tức ngực. Do đó, chế độ ăn uống mùa thu nên dựa trên nguyên lý dưỡng âm, dưỡng ẩm. Dưới đây là 5 loại cá được khuyến khích ăn vào mùa thu, vô cùng bổ dưỡng.

Cá chép

Cá chép có chức năng bổ tỳ vị, khai vị, lợi tiểu, tiêu sưng, giảm ho và giảm hen suyễn, an thai và loại bỏ độc tố… Hàm lượng đạm của cá chép không chỉ cao mà còn có chất lượng tốt, tỷ lệ tiêu hóa và hấp thụ của cơ thể con người đạt 96%, cung cấp các axit amin thiết yếu, khoáng chất, vitamin A và vitamin D.

Cứ 100g thịt cá chép chứa 17,6g đạm và 4,1g chất béo, 50mg canxi, 204mg photpho và nhiều loại vitamin. Chất béo của cá chép hầu hết là axit béo không no, có tác dụng hạ cholesterol, ngăn ngừa xơ cứng động mạch và bệnh tim mạch vành.

Cá chép bạc

Ngoài các loại cá thì cá chép bạc có công dụng thanh nhiệt bổ khí, làm ấm bụng, dưỡng da, là thực phẩm thanh nhiệt, bồi bổ sức khỏe rất tốt. Cá chép bạc có thể cung cấp lượng protein keo dồi dào tốt cho thể lực và sắc đẹp, là món ăn lý tưởng để chị em dưỡng da.

Nó cũng có tác dụng chữa da sần sùi, bong vảy, dễ rụng tóc là món ngon mà chị em không thể bỏ qua. Người bình thường ăn được, người tỳ vị nhiệt không nên ăn, người bệnh ngứa ngoài da, nóng trong, mề đay, hắc lào không nên ăn.

Mực nang

Mực nang có công dụng dưỡng gan thận, dưỡng khí, ích huyết, thông dạ dày, thanh nhiệt, dưỡng huyết, cải thiện thị lực, điều kinh, chống động thai, chuyển dạ, cầm máu, tăng tiết sữa.

Lưu ý người bị bệnh suy dạ dày, tăng lipid máu, tăng cholesterol máu, xơ cứng động mạch và các bệnh tim mạch khác và bệnh nhân bị bệnh gan nên ăn ít. Đối với người bị chàm, nổi mề đay, bệnh gút, bệnh thận, tiểu đường và người dễ dị ứng các bệnh khác không nên ăn.

Cá trắm cỏ

Cá trắm cỏ là loại cá rất phổ biến, trên bàn nhậu của mọi người ai cũng dễ dàng bắt gặp. Cá trắm cỏ tuy thông dụng nhưng có tác dụng làm ấm bụng, mát gan, xua gió, là món ăn bồi bổ sức khỏe thanh nhiệt trung ấm, bồi bổ cơ thể thiếu hụt, rất thích hợp để thêm vào chế độ ăn mùa thu.

Cho cá trắm cỏ nấu chung với đậu phụ ăn có tác dụng bổ tỳ vị, điều hòa dạ dày, bổ thủy, tiêu sưng, đặc biệt có tác dụng tăng trưởng cơ tim và xương trẻ em, dùng được cho bệnh nhân bị bệnh mạch vành, lipid máu cao, trẻ em thiểu sản, phù thũng, lao phổi, phụ nữ ít sữa sau sinh. Cá trắm cỏ hấp với trứng hoặc kho tiêu có tác dụng bổ mắt, ích trí, thanh nhiệt cho người cao tuổi.

Cá hố

Cá hố là một trong các loại cá biển có tác dụng làm ấm bụng, bổ sung sự thiếu hụt, dưỡng da, xua gió, diệt trùng, bồi bổ ngũ tạng. Nó có tác dụng bổ trợ điều trị tốt đối với bệnh viêm gan tiền biên và viêm gan mãn tính. Cần lưu ý rằng bản thân đuôi cá đã tanh hơn nên khi nấu bạn nên áp dụng phương pháp om hoặc nấu chua ngọt để giảm bớt mùi.

Sách thuốc thủy, y học cổ đại và hiện đại phương Đông đều ghi lại rằng vảy của cá hố là nguyên liệu để sản xuất viên nén hạ sốt và thuốc chống khối u. Thịt cá có chứa nhiều loại axit béo không bão hòa, có thể làm giảm cholesterol đáng kể, thích hợp cho người bệnh mãn tính và suy nhược cơ thể, thiếu máu, chóng mặt, khó thở và mệt mỏi. Bên cạnh đó, nó cũng giúp tạo cảm giác ngon miệng, làm ấm dạ dày và tăng cường sinh lực cũng như dưỡng ẩm cho da và làm đẹp. Tuy nhiên, những người bị ghẻ lở nên ăn ít hơn.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng

  • Tập luyện không chỉ dáng đẹp – còn giúp da sáng mịn bất ngờ!

    Chúng ta thường biết đến lợi ích của vận động đối với sức khỏe tim mạch, cân nặng hay tinh thần. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng việc duy trì thói quen vận động đều đặn còn mang lại một “tác dụng phụ” tuyệt vời: làn da sáng khỏe, tươi tắn từ bên trong. Vậy cơ chế nào khiến việc vận động giúp cải thiện làn da? Hãy cùng tìm hiểu.
  • Matcha và nguy cơ thiếu máu: Sự thật cần biết trước khi uống mỗi ngày

    Matcha – loại bột trà xanh nổi tiếng của Nhật Bản – từ lâu đã được yêu thích nhờ hương vị đặc trưng và các lợi ích sức khỏe như chống oxy hóa, tăng cường năng lượng và hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số lo ngại rằng việc tiêu thụ matcha quá thường xuyên có thể gây thiếu máu do thiếu sắt. Liệu điều này có cơ sở khoa học?
  • Lối đi riêng cho người dễ béo: Mẹo giảm cân khoa học an toàn

    Giảm cân vốn đã là một hành trình gian nan, nhưng với những người có cơ địa dễ tăng cân – hay còn gọi là “dễ hấp thu, khó tiêu hao” – thì cuộc chiến với cân nặng càng trở nên cam go hơn. Tuy nhiên, với những chiến lược khoa học và kỷ luật hợp lý, bạn hoàn toàn có thể làm chủ vóc dáng của mình.Dưới đây là một số mẹo giảm cân hiệu quả dành riêng cho người có cơ địa dễ tăng cân:
  • Thức uống rẻ tiền nhưng lợi hại: Nước dừa và loạt công dụng ít ai ngờ

    Trong những ngày hè oi bức hoặc sau một buổi vận động mệt nhoài, một ly nước dừa mát lạnh có thể khiến bạn lập tức thấy khỏe khoắn và tỉnh táo hơn. Nhưng ít ai biết rằng, nước dừa không chỉ là thức uống giải khát thông thường, mà còn là một "thức uống tự nhiên kỳ diệu" nhờ hàm lượng dinh dưỡng đa dạng và lợi ích sức khỏe mà nó mang lại.
  • Nên làm gì để cơ thể phục hồi nhanh hơn sau khi bị cúm ?

    Khi bị cúm, cơ thể cần năng lượng để chiến đấu với virus.Vậy nên,để cơ thể phục hồi nhanh hơn sau khi bị cúm, bạn có thể làm những việc sau:
  • Đừng uống nước dứa tùy tiện! Đây là thời điểm tốt nhất theo chuyên gia dinh dưỡng

    Dứa (hay còn gọi là thơm, khóm) không chỉ là loại trái cây nhiệt đới thơm ngon mà còn là “kho dinh dưỡng” tự nhiên với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Uống nước dứa mang lại nhiều công dụng như tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, làm đẹp da và kháng viêm. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa các lợi ích này, việc lựa chọn thời điểm uống nước dứa rất quan trọng.