Bật mí nguyên tắc “vàng” bảo quản sữa mẹ đúng chuẩn, trẻ không bị đau bụng

Việc bảo quản sữa mẹ đúng cách để tránh nhiễm khuẩn và giữ nguyên chất dinh dưỡng tối đa cho bé là rất quan trọng.

Bảo quản sữa mẹ đúng cách như thế nào?

Để sữa mẹ được bảo quản đúng chuẩn, các mẹ cần chuẩn bị hộp đựng, máy hút sữa, túi zip đựng sữa dùng trong 1 lần. Khi bảo quản, các mẹ cần nhớ nguyên tắc:

Ghi rõ ngày tháng trên mỗi túi sữa

Cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất phụ thuộc nhiều vào việc bạn chọn dụng cụ trữ sữa.

Cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất phụ thuộc nhiều vào việc bạn chọn dụng cụ trữ sữa.

Các mẹ nên ghi rõ thời gian cụ thể trên mỗi túi sữa dù là bảo quản sữa mẹ trong ngày hoặc là trữ đông. Để không bị lãng phí, bạn nên cho trẻ uống sữa trữ đông trước sữa mới vắt trong ngày.

Hút chân không

Nếu mẹ có ý định trữ đông sữa mẹ, túi trữ sữa cần được hút hết không khí thừa bên trong.

Không trữ đông sữa nếu có ý định cho trẻ bú sữa trong 3-5 ngày

Sữa bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh tốt hơn sữa trữ đông, nhưng thời gian bảo quản trong tủ lạnh tương đối ngắn, nên cho trẻ ăn trong 3-5 ngày. Trong trường hợp sữa bảo quản ngăn mát mà trẻ không ăn hết, bạn mới cần trữ đông.

Không đổ đầy túi trữ sữa

Nếu mẹ đổ quá nhiều sữa vào túi, nó sẽ dễ bị vỡ khi đông cứng. Một khi phát hiện có dấu hiệu rách trên túi sữa, cần vứt bỏ, vì nó có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn trong tủ lạnh.

Cách rã đông và hâm nóng sữa mẹ an toàn

Phần sữa thừa sau khi hâm nóng nếu dư không nên cho vào tủ lạnh hay tiếp tục trữ đông.

Phần sữa thừa sau khi hâm nóng nếu dư không nên cho vào tủ lạnh hay tiếp tục trữ đông

Để rã đông sữa mẹ được cấp đông, bạn chỉ cần lấy sữa từ ngăn đá và để xuống ngăn mát qua đêm cho sữa tự tan ra.

Trước khi dùng, có thể bỏ sữa vào máy hâm sữa hoặc bát nước nóng để làm ấm. Trước khi dùng hãy lắc đều, kiểm tra nhiệt độ rồi mới cho bé bú.

Khi hâm nóng sữa mẹ trong tủ lạnh, bạn có thể cho vào bình sữa và đặt vào bát nước nóng, sau đó lắc đều rồi đưa trẻ bú.

Nếu là sữa trữ đông, cần để nó tự tan chảy ở nhiệt độ trong ngăn mát tủ lạnh trước, sau đó mới tiến hành hâm nóng. Nếu trẻ không ăn hết trong vòng 3-5 ngày sau khi rã đông, hãy loại bỏ phần sữa thừa còn lại.

Lưu ý: Không nên rã đông sữa ở nhiệt độ phòng vì làm thế sẽ khiến vi khuẩn trong sữa tăng lên. Không đun sữa mẹ hoặc hâm sữa bằng lò vi sóng vì sẽ làm hỏng sữa. Nguyên nhân là do lò vi sóng có thể làm thực phẩm nóng nhanh nhưng nóng không đều. Có thể khiến trẻ bị bỏng khi uống.

Ngoài ra, lò vi sóng không được vệ sinh thường xuyên có thể khiến sữa bị nhiễm khuẩn, có mùi lạ không an toàn khi sử dụng cho em bé.

Thời gian bảo quản sữa mẹ đã vắt là bao lâu?

Để trữ đông sữa mẹ, bạn cần hút hết không khí thừa bên trong túi sữa trước khi bỏ vào ngăn đá hoặc tủ cấp đông.

Để trữ đông sữa mẹ, bạn cần hút hết không khí thừa bên trong túi sữa trước khi bỏ vào ngăn đá hoặc tủ cấp đông

Mỗi ngày, các mẹ có thể vắt sữa từ 5-7 lần và sữa được vắt ra nên bảo quản trong tủ lạnh. Nếu ở ngăn đá, sữa mẹ có thể bảo quản được 7 ngày, còn ngăn lạnh bảo quản được 24h.

Sữa mẹ sau khi được vắt ra có thể dự trữ ở nhiệt độ mát trong phòng là 6 giờ, nhiệt độ thấp hơn là 8-10 giờ.

Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, việc bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ trong phòng không nên quá 4 giờ, trời nóng là dưới 1 giờ.

Nguồn : Sức khỏe 24h

  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.
  • Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Mỗi năm, vào mùa mưa, số ca mắc sốt xuất huyết lại tăng cao ở nhiều địa phương. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do muỗi Aedes aegypti truyền virus dengue. Đặc biệt, với phụ nữ đang mang thai, sốt xuất huyết không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng cho thai nhi, từ sảy thai đến sinh non, thậm chí tử vong.Việc hiểu rõ mức độ nguy hiểm, dấu hiệu cảnh báo và cách phòng ngừa là điều hết sức cần thiết để mẹ bầu có thể bảo vệ bản thân và em bé trong bụng một cách tốt nhất.
  • Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ?

    Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ?

    Cân nặng của thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh sự phát triển toàn diện trong bụng mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào thai nhi cũng đạt cân nặng tiêu chuẩn, và điều này chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Cùng tìm hiểu những yếu tố quyết định đến cân nặng của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
  • 5 cách giảm cân sau sinh mổ an toàn mà vẫn nhiều sữa cho mẹ

    5 cách giảm cân sau sinh mổ an toàn mà vẫn nhiều sữa cho mẹ

    Nhiều mẹ sau sinh mổ thường đau đầu về vấn đề cân nặng và béo bụng. Vậy có những cách nào để giảm cân sau sinh mổ an toàn mà vẫn nhiều sữa?
  • "Đẻ không đau" và những tác dụng phụ có thể mẹ chưa biết

    Đẻ không đau đang là một phương pháp được nhiều mẹ lựa chọn khi chuẩn bị vượt cạn. Đẻ không đau có thật sự như tên gọi hay tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác?