1. Bệnh cam ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?
Bệnh cam có tên gọi khác của các loại bệnh liên quan đến vấn đề về viêm lợi ở trẻ sơ sinh như: lợi sưng đỏ, đau, hôi miệng, chảy máu, lưỡi trắng, chảy dãi nhiều… thường xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém, thể trạng suy nhược khiến vi trùng dễ tấn công.
Thường gặp ở trẻ sơ sinh là cam tích. Cam tích là do hoạt động tiêu hoá thất thường (tích trệ đồ ăn, trùng tích) nguyên nhân có thể do bẩm sinh nguyên khí kém, do thiếu dinh dưỡng lâu ngày, ăn uống mất điều độ, ăn quá nhiều đồ béo ngọt hoặc do các bệnh mạn tính như tiêu chảy mạn, cảm nhiễm đường hô hấp nhiều lần gây nên.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị bệnh cam :
- Nguyên nhân chủ yếu là do các loại vi trùng làm mủ gây viêm nhiễm các mạch máu quanh cơ miệng, từ đó quá trình tuần hoàn bị ứ đọng không lưu thông được gây hoại thư mà thành bệnh.
- Do quá trình vệ sinh răng miệng của trẻ còn bị động, chưa biết cách tự vệ sinh răng miệng cho mình.
- Xảy ra trong giai đoạn trẻ đang mọc răng khi quá trình vệ sinh răng miệng gặp khó khăn.
- Sau khi trẻ vừa mắc các bệnh do siêu vi trùng như sởi, sốt siêu vi…
- Do mẹ không vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ.
- Trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu, đặc biệt là những bé vừa mắc bệnh về tiêu hóa hoặc về hô hấp.
- Do bị vật cứng, nhọn làm tổn thương dẫn đến viêm mạc lợi dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
- Bé ăn phải thức ăn nóng, có tính nóng làm lưỡi, lợi bị phỏng rộp.
- Lạm dụng kháng sinh gây loạn khuẩn hoặc viêm nhiễm đường tiêu hóa, tỳ bị tổn thương dẫn đến cam.
- Cảm phong hàn, phong nhiệt hoặc phong thấp lâu ngày uất nhiệt sinh Cam.
2. Phân chia bệnh cam theo từng loại
Có các loại bệnh cam như: Cam tích (bụng to), cam thũng (phù), cam sang (mụn nhọt), cam mắt, cam đường ruột, cam mũi, cam hậu môn,…
2.1 Gọi tên bệnh theo tạng bị bệnh
- Tỳ cam : tỳ bị tổn thương; người xanh, sắc mặt vàng, ăn bú kém, nôn, sốt, đại tiên hôi tanh.
- Can cam : Can (gan) bị bệnh; đau mắt, bứt dứt, hay lắc đầu (đầu giao), phân xanh.
- Tâm cam : nóng sốt, môi lưỡi loét, nghiến răng, hay giật mình, mồ hôi trộm .
- Phế cam :mặt trắng bệch, chảy nước nũi, ho.
- Thận cam : sắc mặt sạm đen, chảy máu lợi, chân tay lạnh, quấy khóc, phân lỏng.
2.2 Phân chia bệnh theo cách khác
- Người ta còn phân chia bệnh cam ra các thể: hàn, nhiệt, hư, thực.
- Trẻ đang khỏe, mới mắc bệnh thì thuộc thực.
- Trẻ cơ thể yếu, mắc bệnh đã lâu thuộc hư.
2.3 Cam phối hợp
Trẻ có thể bị một trong các chứng cam, cũng có khi bị cam mồm lâu không chữa sinh ra cam mắt, cam mũi và ngược lại; hoặc có thể thấy trẻ bị cả cam mồm, cam mắt, cam mũi cùng một lúc.
3. Biểu hiện của bệnh ở trẻ sơ sinh?
- Lợi: Khi bé bị bệnh cam, lợi của bé sưng tấy lên, có màu đỏ ứng và gây cảm giác khó chịu. Có một số trường hợp lợi bé bị chảy máu.
- Lưỡi: Lưỡi có một lớp màu trắng, giống cặn sữa. Các vết cam này thường hình thành 10 ngày là hết và lại xuất hiện những vết cam mới nối tiếp.
- Trẻ sơ sinh bị bệnh cam hay chảy nước dãi và chảy nhiều.
- Khi trẻ bị cam, trẻ thường biếng ăn hay quấy khóc , không chịu chơi, ngủ ít và thường ra mồ hôi trộm.
- Đi kèm những dấu hiệu trên, trẻ sơ sinh bị bệnh cam còn gặp những vấn đề về tiêu hóa, đau bụng, sốt nhẹ và sốt cao,…
- Cân nặng của trẻ không tăng, hoặc có thể bị giảm.
- Phân thường có mùi hôi, có thể kèm theo giun, sán và nước tiểu có màu đục như nước vo gạo.
3.1 Cam miệng
- Môi lợi đỏ, nặng thì sưng to và lở loét.
- Lưỡi có lớp rêu trắng dày
- Chảy nước dãi nhiều.
- Lợi và chân răng đỏ hoặc chảy máu.
- Miệng hôi.
- Có các nốt nhiệt lở loét ở lưỡi hoặc vòm miệng, vòm má.
- Người nóng hoặc sốt nhẹ, nhất là vào buổi chiều, hoăc sốt theo chu kỳ (nếu có bội nhiễm thì sốt cao).
- Ngủ hay nằm úp, ngủ ít, ngủ trằn trọc, khi ngủ có mồ hôi trộm nhiều.
- Đêm ngủ hay dậy quấy, nặng thì quấy khóc cả ban ngày.
- Bệnh Cam mồm có thể sinh ra táo bón, tiêu chảy hoặc kiết lị.
- Nôn, đau bụng.
- Biếng ăn hoặc bỏ ăn.
- Chậm lên cân, không lên cân, nặng thì tụt cân.
3.2 Cam mắt
- Trẻ nhèm mắt, hay dụi mắt.
- Có dử mắt buổi sáng, nếu nặng thì lúc nào cũng có dử mắt
- Sưng, đau mắt, nếu nặng thì lở loét.
- Chảy nước mắt.
- Người nóng hoặc sốt nhẹ.
- Ngủ ít, ngủ trằn trọc, hay khóc đêm .
- Nặng thì tính tình cáu bẳn, chân tay co giật.
- Biếng ăn hoặc bỏ ăn, ăn vào hay nôn chớ.
- Chậm lên cân, không lên cân, nặng thì tụt cân.
3.3 Cam mũi
- Trẻ hay gãi mũi, ngứa mũi.
- Sưng, đỏ mũi, nếu nặng thì khóe mũi lở loét.
- Chảy nước mũi trong, nặng thì ra nước vàng đục, nhờ nhờ máu cá.
- Nước mũi có mùi hôi, tanh hoặc thối.
- Ho khan hoặc ho có đờm.
- Người nóng hoặc sốt nhẹ, nhất là vào buổi chiều (nếu có bội nhiễm thì sốt cao).
- Ngủ ít, ngủ trằn trọc, thở khò khè .
- Biếng ăn hoặc bỏ ăn.
- Chậm lên cân, không lên cân, nặng thì tụt cân.
3.4 Cam tích
- Tiêu hóa kém, thức ăn bị tích tụ lại khiến trẻ bị đầy bụng, khó tiêu.
- Biểu hiện bên ngoài như da mặt vàng, người gày gò, bụng chướng, đau, khi đại tiện phân thường có mùi hôi, sệt.
- Trẻ bị sốt theo chu kỳ, thường xuyên đổ mồ hôi trộm, nhạy cảm với ánh sáng và mắt có thể xuất hiện lớp màng trắng.
3.5 Cam đường ruột
- Tương tự như cam tích, trẻ có các dấu hiệu bệnh như sau:
- Biếng ăn, thường xuyên quấy khóc, có thể sốt nhẹ.
- Đại tiên phân có mùi tanh, chua.
- Trẻ không thể tăng cân, khó hấp thụ chất dinh dưỡng dẫn đến suy dinh dưỡng.
4. Điều trị bệnh cam ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Bệnh cam được phát hiện càng sớm thì quá trình điều trị sẽ thuận lợi hơn. Vì khi bệnh cam biến chứng thì quá trình điều trị sẽ vô cùng vất vả và mất nhiều thời gian, hiệu quả điều trị lại không cao. Điều trị bệnh cam ở trẻ sơ sinh trước hết cần cho bé đi khám và điều trị chủ yếu phụ thuộc vào các loại thuốc kháng sinh. Bệnh cam có nhiều loại cần được xác định rõ ràng mới có thuốc phù hợp.
- Trong Đông y, có rất nhiều bài thuốc hay có thể điều trị được bệnh cam trẻ em. Chẳng hạn như, bạch biển đậu, sa sâm, hoài sơn,…Các vị thuốc quý này thường được tán nhuyễn thành dạng bột, tạo nên thuốc cam chữa bệnh cam.
- Các mẹ cần vệ sinh nướu, lưỡi, lợi cho bé sạch sẽ sau mỗi lần bú xong.
- Cho bé dùng nước nếu bé bị tưa lưỡi (khi bé hơn 6 tháng tuổi).
- Cần chú ý vệ sinh miệng bé nhẹ nhàng, có thể dùng dung dịch nước muối xúc miệng cho bé.
- Tặng cường khoáng chất, dinh dưỡng cho bé để nhanh hết bệnh.
Biến chứng của bệnh :
- Tấu mã : Bệnh do một loại vi trùng cấp tính gây ra. Khi bé bị bệnh này bé sẽ có cảm giác đau đớn, kéo dài liên tục, dữ dội, miệng hôi. Nếu không được chữa trị kịp thời thì chỗ viêm sẽ lan rộng, gây hoại tử, làm xương tiêu nhanh và tụt lợi.
- Hoại thư : Các loại vi trùng ngày càng phát triển. Chúng gây nên các tổn thương, viêm nhiễm và ứ đọng máu tại các cơ quanh ở miệng.
- Hoại tử mội, mũi, lợi dẫn đến hở hàm ếch hay thậm chí bị gặp các vấn đề về thần kinh nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
Nguồn : bau.vn