Hen suyễn ở trẻ ngày nay rất phổ biến và là một bệnh mạn tính. Vậy hen suyễn ở trẻ nhỏ là gì? Nguy hiểm như thế nào?
Hen suyễn ở trẻ là gì?
Hen suyễn hay còn được gọi là hen phế quản. Đây là một bệnh hô hấp mạn tính rất phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc trưng là tình trạng viêm mạn tính đường dẫn khí.
Cơn hen suyễn xuất hiện, lớp niêm mạc của ống phế quản sẽ sưng lên, viêm nhiễm và dễ bị kích ứng. Sự co thắt và viêm nhiễm sẽ làm các đường dẫn khí thu hẹp lại, từ đó giảm lưu lượng không khí ra vào phổi.
Khi tình trạng phù nề trở nên nghiêm trọng, đường dẫn khí sẽ ngày càng thu hẹp vào. Khiến cho người bệnh sẽ phải đối diện với tình trạng khò khè và khó thở vô cùng khó chịu.
Nguyên nhân gây nên hen suyễn ở trẻ.
Tình trạng này có thể do phản ứng miễn dịch với các chất kích ứng như khói bụi, phấn hoa và nấm mốc. Ngoài ra, chất ô nhiễm trong môi trường như thuốc lá cũng là tác nhân khiến trẻ bị hen suyễn.
Trên thực tế giữa hen suyễn và dị ứng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Cứ 10 người thì có tới 6 người bị hen do dị ứng hoặc sốt chiếm tỷ lệ 60%.
Trẻ em bị các loại dị ứng trong thời kỳ sơ sinh như chàm, dị ứng thức ăn có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao.
Trong gia đình có người thân mắc hen suyễn thì tỷ lệ trẻ sinh ra bị hen vô cùng lớn.
Dấu hiệu nhận biết trẻ hen suyễn.
Các triệu chứng nhận biết trẻ bị hen suyễn:
Trẻ bị ho tái đi tái lại nhiều lần, đặc biệt là ho nhiều về đêm. Ho là triệu chứng của nhiều bệnh viêm đường hô hấp khác nhau. Nếu tình trạng ho kéo dài, ho nhiều vào ban đêm có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn.
Thở khò khè: phế quản bị phù nề, không khí qua phế quản bị tắc tạo âm thanh khò khè. Đây được coi là dấu hiệu điển hình của hen suyễn.
Khó thở, hơi thở rất nhanh và gấp: Trẻ bị khó thở do đường thở bị co hẹp, hiện tượng thở nhanh, thở gấp sẽ nặng hơn khi trẻ vận động như chạy bộ, leo cầu thang,…
Mặt nhợt nhạt, ra mồ hôi: khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng oxy trẻ sẽ có các dấu hiệu mặt nhợt nhạt, mệt mỏi, ra mồ hôi.
Nguy hiểm mà hen suyễn đem lại nếu không trị kịp thời.
Tỷ lệ trẻ em mắc hen suyễn ở Việt Nam cao hàng đầu châu Á với xu hướng ngày càng tăng. Theo nghiên cứu, trẻ em có tỷ lệ mắc hen suyễn cao gấp 2 lần người lớn. Đây là bệnh mạn tính, nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra một số bệnh nguy hiểm sau:
- Xẹp phổi
- Giãn phế nang đa tiểu thùy
- Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất
- Ngừng hô hấp kèm tổn thương não
- Suy hô hấp (Đây là một tình trạng nguy hiểm có thể gây tử vong)
Cách phòng tránh và chữa trị bệnh hen suyễn ở trẻ.
Cách phòng tránh:
Cho trẻ tránh xa những thứ dễ gây kích ứng như: lông thú, khói thuốc lá, phấn hoa,…
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, không cho trẻ chơi đồ chơi có bông, lông và sợi. Không nên để thảm trong nhà, vệ sinh chăn gối của trẻ thường xuyên.
Khi mang thai người mẹ không được sử dụng thuốc lá.
Cha mẹ cần giữ ấm cho trẻ khi thay đổi thời tiết, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các khu vực ô nhiễm khói, bụi. Bên cạnh đó, cần tăng cường dinh dưỡng để trẻ có sức đề kháng, chống lại các nguy cơ gây bệnh.
Cách chữa trị:
Hen suyễn có thể chữa trị được nhưng cần phát hiện sớm và tuân thủ theo yêu cầu của bác sĩ. Vì đây là bệnh mạn tính nên phải điều trị càng sớm càng tốt để tránh nhiều biến chứng nguy hiểm.
Khi trẻ lên cơn hen cha mẹ cần sử dụng thuốc cắt cơn theo chỉ dẫn của bác sĩ. Dùng thước tác dụng nhanh dạng hít hoặc xông, sau đó cho trẻ nghỉ ngơi ít nhất 1 giờ.
Trong trường hợp, dùng thuốc cắt cơn mà tình trạng khó thở vẫn còn tiếp diễn, thì nên nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu. Vì khi cơn hen không dứt sẽ dẫn đến tình trạng nguy kịch ảnh hưởng đến tính mạng.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp được nhiều thông tin cho quý độc giả về bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ.
Nguồn : bau.vn