Bệnh nấm móng chân ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh nấm móng chân ở trẻ là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh là tình trạng nhiễm trùng bộ phận móng chân và gây ra tình trạng ngứa ngáy.

Bệnh nấm móng chân ở trẻ là tình trạng bất thường ở móng. Đây là tình trạng nhiễm trùng bộ phận móng chân thông qua các kẽ hở ở da, móng gây ngứa ngáy và rất khó chịu. Một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi ở trẻ mắc bệnh này đó chính là thấy bé gặp khó khăn trong việc đi lại hoặc đứng thẳng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra tổn thương vĩnh viễn. Hãy cùng Bau.vn tìm hiểu thông tin về nguyên nhân cũng như cách điều trị về bệnh nấm móng chân ở trẻ nhé!

Nguyên nhân gây ra bệnh nấm móng chân ở trẻ

Có một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhiễm nấm móng chân ở trẻ:

  • Bệnh nấm da làm tăng tình trạng viêm nhiễm nấm nông ở chân khiến lớp da giữa các ngón chân bị nhiễm trùng và phát ban.
  • Do một số loại vi khuẩn hoặc nấm nhất định gây nhiễm nấm thông qua các vết hở trên da hoặc móng ở trẻ em.
  • Trẻ có thói quen cạy móng chân cũng dễ bị nhiễm nấm.
  • Trẻ thường xuyên đi giày khiến tuyến mồ hôi tăng cường tiết ra và tạo điều kiện cho sự phát triển của nấm.
  • Do trẻ vô tình làm tổn thương móng chân và tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập.
  • Do trẻ đang mắc đái tháo đường ở trẻ nhỏ hoặc bệnh vẩy nến cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi nhiễm nấm móng.

Dấu hiệu của bệnh nấm móng chân ở trẻ

Sau đây là một số dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị nấm móng chân:

benh nam mong chan o tre

  • Móng dày
  • Móng chân có mùi hôi
  • Móng chân bị biến dạng
  • Móng chân xuất hiện các chấm nhỏ
  • Móng tay bị sưng và đổi màu
  • Các đốm vàng xuất hiện ở gốc móng chân.

Cách điều trị bệnh nấm móng chân ở trẻ

1. Chế độ dinh dưỡng

Cha mẹ nên bổ sung các vào thực đơn của trẻ những món ăn giàu vitamin D như sữa, ngũ cốc, nước cam, lòng đỏ trứng, phô mai. Các món ăn giàu axit béo như cá hồi, cá ngừ, hạt lanh, hạt óc chó, hàu. Ngoài ra còn có các món ăn giàu lợi khuẩn như sữa chua thường, sữa chua Hy Lạp hay các món giàu protein như thịt nạc, thịt lườn…

2. Baking soda

benh nam mong chan o tre

Baking soda có công dụng hút ẩm và làm giảm nguy cơ gây ra nấm móng chân. Bạn có thể rắc một chút bột baking soda bên trong tất và giày của con. Ngoài ra, hãy dùng hỗn hợp dẻo gồm bột baking soda trộn với nước bôi trực tiếp lên móng chân bị nhiễm nấm trong 10 phút, sau đó rửa sạch.

3. Giấm

Giấm có công dụng trong việc điều trị nấm móng chân khá hiệu quả. Bạn chỉ cần ngâm chân bé trong dung dịch giấm và nước ấm từ 15 đến 20 phút mỗi ngày.

4. Nước súc miệng

Nước súc miệng có khả năng điều trị bệnh nấm móng chân nhờ vào tác dụng diệt khuẩn. Dùng bông gòn đã thấm qua nước súc miệng và bôi lên ngón chân mà trẻ bị nhiễm nấm.

Nguồn : bau.vn