Bệnh viêm da thần kinh: Chẩn đoán và phương pháp điều trị

Bệnh viêm da thần kinh là gì? Làm sao để chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị bệnh ra sao? Cùng bau.vn tìm hiểu trong bài viết nhé.

Do quá ngứa mà phải gãi nhiều, từ đó da có thể sinh viêm nang lông, lở loét – Vùng da ngứa do bệnh viêm da thần kinh có thể đơn thuần hoặc đối xứng (tức viêm da thần kinh khu trú) hoặc rải rác nhiều vùng da trên cơ thể (tức viêm da thần kinh tản phát), tiến triển hàng tháng, thậm chí hàng năm, dễ tái phát, ngày càng cộm, càng sẫm màu, lằn cổ trâu càng rõ. Khi khỏi thường để lại vết sẫm màu hoặc bạc màu như dạng bạch biến.

Chẩn đoán bệnh viêm da thần kinh

Việc chẩn đoán viêm da thần kinh chủ yếu dựa vào triệu chứng: Đám sần dày rắn như da cổ trâu, sờ vào như gỗ khô, ngứa dữ dội. Thường phát sinh ở vùng da cổ, mặt duỗi chân tay (các chi), mí mắt. Da vùng thắt lưng, vùng cùng cụt, đối xứng hoặc thành hàng, có thể bị toàn thân. Thường gặp ở những người tinh thần căng thắng thường xuyên, người lớn ít ngủ, bệnh kéo dài.

Các triệu chứng của viêm da thần kinh

Bệnh viêm da thần kinh có các dấu hiệu nhận biết và triệu chứng như sai:

  • Xuất hiện cảm giác ngứa ở một hoặc nhiều mảng da.
  • Những vùng da xuất hiện mảng ngứa sẽ dày lên hoặc có vảy.
  • Xuất hiện các mảng sần hoặc mảng gồ ghề nổi lên có màu đỏ hoặc sẫm hơn phần còn lại của da bình thường.
  • Cách vùng bị ngứa do viêm da thần kinh thường có kích thước khoảng 3cmx6 cm đến 6cmx10 cm.
  • Những mảng ngứa cũ có thể có màu trắng hoặc nhạt ở trung tâm và được bao quanh bởi các màu đậm hơn. Lâu dần, những mảng ngứa do viêm da thần kinh này có thể để lại sẹo.

Tình trạng này liên quan đến các vị trí mảng ngứa mà tay người bệnh có thể đễ dàng tiếp cận để cào hoặc gãi. Ví dụ các vị trí ấy có thể bao gồm ở đầu, cổ, cổ tay, cẳng tay, mắt cá chân, âm hộ, bìu hoặc hậu môn. Cảm giác ngứa mà bệnh viêm da thần kinh gây ra có thể rất dữ dội. Cảm giác ngứa có thể phân thành từng cơn hoặc liên tục. Thông thường, trên thực tế, bệnh nhân sẽ gãi theo thói quen và trong khi ngủ.

Phân biệt viêm da thần kinh và một số bệnh ngoài da khácbenh-viem-da-than-kinh-chan-doan-va-phuong-phap-dieu-tri

Chàm: không có sản rắn như da trâu, thường phát sinh ở mặt gấp của tay chân, có mụn nước và lở loét.

Lichen bột: có tổn thương sẩn sừng, sần cục hình bán cầu hoặc hình nón, màu nâu xám, hồng nhạt hoặc như làn da bình thường, sần to bằng hạt đậu xanh thành cụm vào nhau không cứng như da trâu, thường khu trú ở mặt trước cẳng chân, ngứa ít, không ngứa dữ dội.

Loét da do thương tổn từ nấm: biểu hiện hình tròn như đồng xu hoặc hình vòng cung do nấm có khuynh hướng lan ra xung quanh. Bờ của thương tổn là những mụn nước nhỏ như rôm, kèm theo có vẩy da mỏng. Trung tâm của vết thương tổn thường lành. Bệnh lan khá nhanh và ngứa nhiều, dễ lây cho người mặc quần áo, dùng chung khăn tắm. Do vậy nếu là bệnh hắc lào, thương tổn do nấm thì trong 2 năm bệnh sẽ lan rộng chứ không khu trú ở khuỷu tay như ở bệnh viêm da thần kinh.

Cách điều trị bệnh viêm da thần kinhbenh-viem-da-than-kinh-chan-doan-va-phuong-phap-dieu-tri

Việc điều trị bệnh viêm da thần kinh cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các bác sĩ điều trị và bệnh nhân để phá vỡ vòng lẩn quẩn ngứa-gãi. Sử dụng biệt dược dẫn xuất Corticoids (như Dexamethasone, Prednisolone, Hydrocortisone…) kết hợp với bịt, lưu băng qua đêm để hạn chế việc gãi trực tiếp vào thương tổn trong khi ngủ, tránh sờ vào tổn thương dễ gây bội nhiễm cho vết viêm da, có thể sử dụng thuốc mỡ kháng dị ứng tổng hợp dùng bôi lên vùng da bị thương tổn để chống ngứa với liều lượng: Ngày bôi 1-2 lần, dùng bôi liên tục cho đến khi hết ngứa và vết tổn thương lành hẳn.

Dự phòng viêm da thần kinhbenh-viem-da-than-kinh-chan-doan-va-phuong-phap-dieu-tri

  • Tránh mặc áo cổ cứng.
  • Kiêng rượu và các chất kích thích cay nóng (hành, tiêu, tỏi, ớt…) và mỡ.
  • Giữ tinh thần luôn thanh thản, tránh lo nghĩ buồn phiền, cố gắng kiềm chế mọi bực bội tức giận.
  • Thường xuyên vệ sinh cố gắng giữ làn da luôn tươi sạch, tránh da bị nhiễm trùng.

Nguồn : bau.vn