Bí kíp giúp trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) mà bố mẹ nên biết

Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) cho bé là rất quan trọng. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh lại bỏ quên việc giúp bé phát triển ở khía cạnh này.

Cùng bau.vn tìm hiểu bí kíp giúp trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) cho bé trong bài viết dưới đây nhé.

Cần phải hiểu rằng các khía cạnh phát triển của trẻ cần đảm bảo tính toàn vẹn của con người bao gồm việc phát triển. về thể lý, nhận thức, cảm xúc và xã hội. Trên thực tế, có thể nhận ra sự thiếu vắng hoặc quá thiên lệch giữa việc giáo dục và phát triển cảm xúc của người lớn dành cho trẻ em. Bố mẹ bắt con phải học, phải biết nhiều thứ nhưng không cho phép con thể hiện đúng cảm xúc của mình. Ngoài ra, các chương trình giảng dạy đều đề cập đến sự phát triển cảm xúc trong mục tiêu giáo dục nhưng dường như lại quá hời hợt, thiếu hoạt động cụ thể để phát triển cảm xúc cho trẻ. Bố mẹ cần biết rằng, phát triển cảm xúc cho trẻ em không hề đơn giản vì nó bao gồm việc phát triển đồng bộ bốn yếu tố sau đây:

Giúp trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc bằng cách nhận diện cảm xúc của bản thânphat trien tri tue cam xuc

Trẻ em cần được hướng dẫn để nhận biết và gọi được tên các cảm xúc đối với các sự kiện trong cuộc sống ngay từ nhỏ. Hay nói cách khác, đó là khi trẻ trải qua hoặc gặp sự kiện không tích cực/đáng buồn trong cuộc sống, đứa trẻ cần được hướng dẫn để biết rằng cảm xúc mà trẻ đang trải nghiệm là buồn bực hoặc ghét, tức giận. Ngược lại, khi trẻ trải qua chuyện gì đó vui, được khen thưởng, đi chơi… trẻ cũng cần biết đó là cảm giác vui, sảng khoái, sung sướng, hạnh phúc.

Biết quản lý cảm xúcphat trien tri tue cam xuc

Sau khi nhận biết cảm xúc trong các sự kiện của cuộc sống, trẻ tiếp tục cần được hướng dẫn để bày tỏ thái độ và hành vi phù hợp, không gây hại cho bản thân và cho người khác.

Chẳng hạn, khi con tức giận vì không chiến thắng được trong một trò chơi và đã bực mình ném vật dụng đang cầm, cha mẹ lúc này có thể giúp con hiểu rằng: sự tức giận có thể hiểu được nhưng quăng ném đồ đạc sẽ gây hại và khuyến khích con suy nghĩ cho một hành vị thay thế. Ví dụ, thay vì ném đồ đạc con có thể đứng dậy đi uống một ly nước mát, đi dạo bên ngoài và quay trở lại với các hoạt động bình thường khác.

Giúp trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc bằng cách nhận biết cảm xúc của người khácphat trien tri tue cam xuc

Từ giai đoạn tuổi mẫu giáo, trẻ đã có những tương tác và mối quan hệ với người thân, bạn bè, thầy cô… Cha mẹ nên giúp trẻ hiểu được người khác đang cảm thấy như thế nào.

Đơn giản như khi cha mẹ gặp chuyện buồn bực, bạn có thể nói cho con biết cha mẹ đang cảm thấy như thế nào, tại sao lại có cảm xúc đó và dù không vui nhưng cách thức cha mẹ phản ứng hoặc giải quyết là rất hòa bình. Ngoài ra, khi trẻ tiếp xúc hoặc chứng kiến các biến cố của cuộc sống, cha mẹ giúp con hiểu những cảm xúc và phản ứng của những người xung quanh đang như thế nào…

Quản lý mối tương quan xã hộiphat trien tri tue cam xuc

Điều này có thể bắt đầu từ việc tạo cơ hội để con chơi cùng, theo đội nhóm với những trẻ khác, giúp trẻ hiểu được tinh thần, trách nhiệm của mình trong mối quan hệ với mọi người.

Tiếp theo, giúp trẻ nhận diện được các nguy cơ của mâu thuẫn trong các mối quan hệ và hướng dẫn con cách thức giải quyết hoặc phòng ngừa để tránh gây ra cãi vã. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được bằng cách cung cấp cho con một mẫu hình về mối quan hệ tích cực trong cuộc sống hàng ngày như chính bản thân cha mẹ, một người bạn…

Nguồn : bau.vn