Trẻ bị cảm lạnh bố mẹ cần làm gì để bé nhanh khỏe?

Cảm lạnh thường khiến trẻ khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Nhiều bố mẹ không biết làm gì khi trẻ bị cảm lạnh để trẻ nhanh khỏi.

Khi trẻ bị cảm lạnh bố mẹ cần làm gì? Bau.vn sẽ gợi ý một vào mẹo nhỏ chữa cảm lạnh cho trẻ tại nhà.

Cho trẻ uống nhiều nước khi bị cảm lạnhtre bi cam lanh

Việc cho trẻ uống nhiều nước có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng cảm lạnh. Bên cạnh đó, uống nhiều nước cũng giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Đây cũng là cách bù nước cho cơ thể do sốt. Bởi vậy, bố mẹ cần nhắc nhở hoặc cho bé uống nước thường xuyên, ngay cả khi con không thấy khát.

Đối với các bé còn đang trong giai đoạn bú mẹ thì mẹ nên cố gắng cho trẻ bú nhiều hơn bình thường. Trẻ bị ốm có thể lười bú vì vậy mẹ hãy chia thành nhiều cữ nhỏ, mỗi cữ bú trong thời gian ngắn.

Mẹo giảm nghẹt mũi khi trẻ bị cảm lạnhtre bi cam lanh

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm dạng phun sương có thể làm dịu các mô bị kích ứng, các mạch máu bị sưng trong mũi, xoang đồng thời làm loãng chất nhầy trong xoang mũi và giúp dịch nhầy dễ thoát ra ngoài.
  • Rửa mũi bằng nước muối sinh lý hoặc dụng cụ rửa mũi chuyên dụng cũng là cách trị nghẹt mũi nhanh và hiệu quả. Cách làm này có thể làm tăng độ ẩm trong xoang mũi, làm loãng dịch nhầy và cả giảm viêm các mạch máu.
  • Chườm khăn hoặc gạc ấm: Bố mẹ cần nhúng khăn hoặc gạc sạch vào thau nước ấm, sau đó vắt khô, gấp lại làm đôi và đắp lên sống mũi của trẻ. Khi khăn nguội, nhúng lại vào thau nước và lặp lại thao tác tương tự khoảng 3 – 4 lần.
  • Xông hơi để giảm nghẹt mũi: Bố mẹ hãy chuẩn bị 1 thau chứa nước nóng, pha thêm tinh dầu xả hoặc oải hương rồi cho bé dùng khăn to trùm kín đầu để hơi nước trong thau bốc lên rồi xông hơi trong 10 phút. Phương pháp này chỉ phù hợp với trẻ lớn và khi thực hiện cần giữ khoảng cách và đảm bảo an toàn để tránh bị bỏng.

Giảm ho và đau họng bằng mật ongtre bi cam lanh

Để giảm triệu chứng ho do cảm lạnh ở trẻ, bố mẹ có thể cho bé dùng 2 – 5 ml mật ong hoặc pha với chút nước ấm rồi cho bé uống. Mật ong là thực phẩm có tính kháng khuẩn, có khả năng làm loãng chất nhầy trong cổ họng, làm sạch đường thở. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý rằng mật ong chỉ phù hợp với bé trên 1 tuổi. Đối với các bé dưới 1 tuổi thì nên tránh dùng bởi nó có thể gây ngộ độc.

Ngoài ra, bố mẹ còn có thể cho bé súc miệng bằng nước muối, sử dụng lê hấp đường phèn trị ho hoặc các loại thuốc, siro ho phù hợp với trẻ nhỏ.

Bổ sung dinh dưỡng để tăng đề kháng khi trẻ bị cảm lạnhtre bi cam lanh

Khi trẻ bị cảm lạnh, bố mẹ hãy bổ sung các món nhiều nước, nóng như súp hoặc cháo gà vừa dễ ăn vừa nhiều dinh dưỡng vào khẩu phần ăn của bé. Các món ăn như súp và cháo gà còn có tác dụng hỗ trơ làm sạch đường hô hấp, giảm nghẹt mũi.

Bên cạnh đó, các loại trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, chanh, bưởi… và các loại rau củ như cải xoăn, bông cải xanh… cũng là những loại thực phẩm giải cảm hiệu quả. Vitamin C có trong trái cây có thể giúp trẻ tăng cường sức đề kháng. Trong khi trong rau củ lại chứa nhiều quercetin có thể giúp trẻ chống lại cơn cảm lạnh.

Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể cho trẻ uống sữa, ăn sữa chua để bổ sung dinh dưỡng và nhanh hồi phục.

Nguồn : bau.vn

  • Hiểu con bằng trái tim: Giao tiếp nuôi dưỡng sự gắn kết trong gia đình

    Hiểu con bằng trái tim: Giao tiếp nuôi dưỡng sự gắn kết trong gia đình

    Trong hành trình nuôi dạy con, giao tiếp chính là “chiếc cầu” kết nối cảm xúc giữa cha mẹ và trẻ. Thế nhưng, không ít bậc phụ huynh thừa nhận rằng: càng lớn, con càng ít nói, thu mình hoặc chỉ trả lời bằng những câu cộc lốc. Vậy làm sao để cha mẹ có thể chạm đến trái tim con một cách tự nhiên, nhẹ nhàng và hiệu quả? Dưới đây là những bí quyết giao tiếp từ các chuyên gia tâm lý giúp con luôn sẵn sàng chia sẻ và mở lòng.
  • Hệ tiêu hóa trẻ yếu? Đây là 7 nguyên nhân bạn không nên bỏ qua

    Hệ tiêu hóa trẻ yếu? Đây là 7 nguyên nhân bạn không nên bỏ qua

    Hệ tiêu hóa khỏe mạnh là nền tảng quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, nhiều trẻ nhỏ hiện nay gặp phải các vấn đề tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi hay khó tiêu. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Dưới đây là 7 nguyên nhân phổ biến khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng mà cha mẹ cần lưu ý
  • Trẻ dùng điện thoại sớm: Lợi bất cập hại? Góc nhìn từ các chuyên gia

    Trẻ dùng điện thoại sớm: Lợi bất cập hại? Góc nhìn từ các chuyên gia

    Trong thời đại số hóa, việc trẻ em được tiếp xúc với điện thoại thông minh từ rất sớm không còn là điều hiếm gặp. Từ việc xem hoạt hình, học tiếng Anh, đến gọi video cho ông bà – chiếc điện thoại đang trở thành một “bảo mẫu công nghệ” mà nhiều cha mẹ hiện đại tin dùng. Tuy nhiên, đằng sau sự tiện lợi đó là những cảnh báo khoa học đáng suy ngẫm, khiến không ít phụ huynh phải giật mình.
  • Những giai đoạn vàng cha mẹ cần tận dụng để trẻ phát triển chiều cao tối ưu

    Những giai đoạn vàng cha mẹ cần tận dụng để trẻ phát triển chiều cao tối ưu

    Chiều cao không chỉ là yếu tố ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn liên quan mật thiết đến sức khỏe, sự tự tin và tiềm năng phát triển toàn diện của trẻ trong tương lai. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng biết rằng chiều cao của trẻ chịu tác động rất lớn từ những “giai đoạn vàng” trong quá trình phát triển. Nếu bỏ lỡ những thời điểm quan trọng này, việc cải thiện chiều cao sau đó sẽ rất khó khăn, thậm chí không thể bù đắp.
  • Bé gái dậy thì sớm nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào ?

    Bé gái dậy thì sớm nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào ?

    Rất nhiều cha mẹ lo lắng khi con dậy thì sớm, đặc biệt là bé gái – bởi điều này không chỉ ảnh hưởng đến chiều cao, vóc dáng, mà còn có thể tác động đến tâm lý và sức khỏe sinh sản sau này. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để kiểm soát và hỗ trợ quá trình này là chế độ dinh dưỡng hợp lý.
  • Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị tiêu chảy- Dấu hiệu nào cần đưa trẻ nhập viện?

    Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị tiêu chảy- Dấu hiệu nào cần đưa trẻ nhập viện?

    Mùa hè với thời tiết nắng nóng, khó chịu càng làm chất xúc tác gia tăng căn bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Vậy dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy là gì? Cách phân loại ra sao?