Đau lưng ê ẩm khi mang thai, biết bí quyết này mẹ bầu vượt qua dễ dàng

Đau lưng là hiện tượng phổ biến khi mang thai, ảnh hưởng tới tâm lý và cuộc sống của mẹ bầu. Bài viết dưới đây của bau.vn sẽ cho mẹ một số lời khuyên để giảm bớt tình trạng đau lưng khi mang thai.

Khoảng 80% bà bầu gặp tình trạng đau lưng khi mang thai. Ở hầu hết các trường hợp thì triệu chứng chỉ xuất hiện thoáng qua rồi biến mất. Tuy nhiên cũng có những trường hợp mẹ bầu gặp phải các cơn đau kéo dài, gây nhiều ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

Luôn giữ tư thế chuẩn để hạn chế đau lưng khi mang thai

dau lung khi mang thai

Song song với sự phát triển của thai nhi, bụng của mẹ bầu sẽ ngày càng lớn dẫn tới trọng tâm cơ thể dồn về phía trước. Khi đó, mẹ bầu sẽ có xu hướng ngả người về phía sau để giữ cho cơ thể thăng bằng. Điều đó sẽ vô tình làm căng các cơ và dây chằng vùng thắt lưng, tạo ra áp lực và khiến khớp xương bị cong dẫn tới đau lưng. Để hạn chế tình trạng này, mẹ bầu nên ghi nhớ điều chỉnh tư thế của mình:

  • Luôn đứng thẳng người.
  • Nên đứng uỡn ngực, không khom người.
  • Hạ vai và buông xuôi tự nhiên.
  • Cố gắng thả lỏng đầu gối.

Khi đứng, mẹ nên dạng rộng hai chân vừa phải để tạo sự thăng bằng và thoải mái. Nếu phải đứng hoặc ngồi làm việc trong thời gian dài, hãy lưu ý dùng thêm một chiếc ghế nhỏ để kê chân, và tốt nhất là dành thời gian để nghỉ ngơi thường xuyên.

Nằm ngủ nghiêng giúp giảm đau lưng khi mang thai

dau lung khi mang thai

Thai phụ không nên nằm ngửa khi ngủ bởi tu thế ấy sẽ gây áp lực cho vùng thắt lưng. Nằm nghiêng khi ngủ giúp bà bầu giảm bớt các cơn đau lưng. Bên cạnh đó, tư thế ngủ nghiêng này còn tốt cho tuần hoàn máu. Lời khuyên cho mẹ bầu là nên nằm nghiêng sang trái, co một hoặc cả hai đầu gối. Mẹ cũng có thể sử dụng thêm các tấm đệm thiết kế dành riêng cho bà bầu hoặc tham khảo các hướng dẫn kê gối ở chân, bụng và lưng để tạo cảm giác thoải mái nhất khi ngủ.

Thay đổi vật dụng sinh hoạt phù hợp với mẹ bầu

Một trong những điều đầu tiên cần đặc biệt lưu ý trong thai kỳ chính là các đồ dùng phục vụ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày như giày, dép, quần áo, đệm nằm ngủ,… Nếu triệu chứng đau lưng khi mang bầu xuất hiện thì việc lựa chọn những đôi dép có đế phù hợp là điều rất cần thiết. Phần đế dép hơi dày một chút sẽ giúp cho bà bầu có thể di chuyển dễ dàng và cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.

Ngoài ra, phần nệm nằm chắc chắn, êm ái, có độ đàn hồi tốt sẽ giúp cho mẹ bầu cảm thấy dễ chịu và chìm vào giấc ngủ nhanh và ngủ sâu hơn. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể chuẩn bị thêm một chiếc ghế ngồi có phần dựa lưng uốn cong, đệm ngồi thông thường hoặc một chiếc gối mềm mại. Như vậy khi ngồi xuống mẹ bầu dễ tìm được dáng ngồi thoải mái và không còn cảm giác bị đau lưng. Hơn nữa, làm như thế cũng giúp quá trình đứng dậy của mẹ bầu đơn giản hơn rất nhiều.

Tập thể dục đều đặn

dau lung khi mang thai

Triệu chứng đau lưng khi mang thai sẽ ngày càng tăng vào cuối thai kỳ. Việc tập thể dục thường xuyên với những bài tập phù hợp sẽ giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe hiệu quả. Mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về các hoạt động thể thao nhẹ nhàng, ví dụ như đi bộ hoặc bơi lội. Bên cạnh đó, các bài tập vật lý trị liệu bao gồm căng cơ, cũng có thể giúp phòng và ngăn ngừa triệu chứng đau lưng khi mang thai.

Nguồn : bau.vn

  • Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ hay còn gọi là cholestesis là một hội chứng xảy ra ở phụ nữ mang thai. Khi đó gan không thể bài tiết mật, gây ngứa dữ dội.
  • Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể, trong số đó canxi là dưỡng chất bắt buộc. Vậy mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi?
  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.
  • Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Mỗi năm, vào mùa mưa, số ca mắc sốt xuất huyết lại tăng cao ở nhiều địa phương. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do muỗi Aedes aegypti truyền virus dengue. Đặc biệt, với phụ nữ đang mang thai, sốt xuất huyết không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng cho thai nhi, từ sảy thai đến sinh non, thậm chí tử vong.Việc hiểu rõ mức độ nguy hiểm, dấu hiệu cảnh báo và cách phòng ngừa là điều hết sức cần thiết để mẹ bầu có thể bảo vệ bản thân và em bé trong bụng một cách tốt nhất.