Bí quyết “hồi xuân” vùng kín sau sinh- tình cảm vợ chồng thăng hoa, gắn kết

Sau khi sinh, vùng kín ít nhiều bị ảnh hưởng. Chính vì thế, các mẹ cần biết cách chăm sóc, vệ sinh vùng kín sau sinh để tránh viêm nhiễm, lấy lại tự tin khi làm "chuyện ấy".

Vệ sinh vùng kín sau sinh vô cùng quan trọng, nếu không cẩn thận bạn dễ bị viêm nhiễm. Đồng thời, hãy đầu tư thời gian để làm đẹp vùng kín, lấy lại cảm xúc thăng hoa cho vợ chồng.

1. Vệ sinh vùng kín sau sinh bằng cách khử mùi hôi

Sau sinh, vùng kín dễ xuất hiện mùi hôi do sản dịch và mùi hôi khiến cuộc yêu trở nên kém hấp dẫn. Sẽ không ai hào hứng “yêu” khi vùng kín bốc mùi. Từ đó sẽ khiến các ông chồng trở nên lạnh nhạt với chuyện vợ chồng hơn.

ve sinh vung kin sau sinh

Để loại bỏ mùi hôi vùng kín, bạn có thể sử dụng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ nếu sản dịch có ít. Ngoài ra, xông hơi là cách tống sản dịch ra nhanh, đồng thời giúp bạn loại bỏ mùi khó chịu.

Bạn chú ý đến việc vệ sinh vùng kín, thay quần lót 2 lần/ ngày, vệ sinh từ trước ra sau. Vào những ngày có kinh nguyệt, nên thực hiện 3 tiếng thay băng 1 lần.

2. Vệ sinh vùng kín sau sinh bằng lá trầu không

Lá trầu không có tác dụng chống viêm, làm sạch vùng kín một cách hiệu quả. Đặc biệt, bạn đang có sản dịch, rất nên xông hơi bằng lá trầu không để tống sản dịch ra ngoài.

Nguyên liệu cần chuẩn bị 

20 lá trầu không

1 muỗng canh muối tinh

Nửa quả chanh

Cách vệ sinh vùng kín sau sinh bằng lá trầu không 

Bước 1: Đun khoảng 2 lít nước, đến khi sôi thả lá trầu không đã rửa sạch và vò nát vào nồi. Sau đó, thêm chút muối tinh vào.

Bước 2: Bạn thực hiện tẩy da chết bằng cách vắt nửa quả chanh và thêm 1 ít nước lọc. Tiếp đó, thoa xung quanh cô bé để tẩy da chết. Chỉ thoa ở bên ngoài, không thụt rửa sâu vào trong.

Bước 3: Bước tiếp đến, xông vùng kín bằng nồi nước đã đun đến khi nguội hẳn thì dừng. Bạn cũng có thể sử dụng lấy nước đó để rửa vùng kín hàng ngày.

Cách xông này đạt hiệu quả khi bạn thực hiện từ 2-3 lần/ tuần.

3. Thực hiện các bài tập Kegel để thu hẹp “cô bé”

Nỗi lo chung của chị em sau khi sinh xong đó là “cô bé” bị rộng. Vì vậy, những cuộc “ân ái” không còn mặn nồng như xưa, khiến chồng chán, thờ ơ. Nếu vậy, chị em hãy tạo cho mình thói quen tập các bài tập kegel dưới đây để cuộc tình mặn nồng hơn nhé.

Bài tập 1

Kegel thực chất được ví như bài tập nhịn tiểu. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn cần vệ sinh sạch 1 ngón tay, sau đó cho tay vào âm đạo. Mục đích của việc này để cơ thành âm đạo kẹp chặt ngón tay. Lúc này “cô bé” sẽ co thắt lại.

Thời gian: Bạn thực hiện giữ nguyên tư thế này cho đến khi không chịu được nữa, lặp lại động tác 5 lần/1 ngày, mỗi lần khoảng 2 phút.

Bài tập 2

Bài tập này đơn giản và dễ thực hiện hơn so với bài đầu tiên. Bạn chỉ cần thoải mái ở trên giường hoặc trên thảm, nằm ở tư thế 2 chân dang rộng nhưng gót chân chụm lại, giống hình cánh bướm và giữ tư thế đó trong vòng 10 giây.

Tiếp đến, bạn chụm 2 đầu gối và dần đưa chúng chạm lên ngực, cố gắng giữ trong vòng 20 giây.

Thời gian: Ngày lặp lại mỗi động tác 2 lần.

Bài tập số 3

Bài tập 3 cũng được tập ở tư thế nằm do đó bạn cần đảm bảo chọn vị trí thoải mái nhất cho việc tập. Bạn nằm ngửa, tạo tư thế 2 chân rộng bằng vai sau đó từ từ nâng chân lên tạo góc 90 độ, bạn nên nâng từ hông. Bạn thực hiện tư thế trong 5 giây, tập liên tục trong vòng 2 – 3 phút mỗi ngày.

ve sinh vung kin sau sinh

Hãy cố gắng dành thời gian mỗi ngày để thực hiện cả 3 cách trên. Vệ sinh vùng kín sau sinh sạch sẽ khiến các chị em tự tin hơn trong cuộc sống vợ chồng. Đồng thời, đẩy lùi các nguy cơ viêm âm đạo, các bệnh liên quan đến phụ khoa.

 

 

Nguồn : bau.vn

  • Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ hay còn gọi là cholestesis là một hội chứng xảy ra ở phụ nữ mang thai. Khi đó gan không thể bài tiết mật, gây ngứa dữ dội.
  • Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể, trong số đó canxi là dưỡng chất bắt buộc. Vậy mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi?
  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.
  • Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Mỗi năm, vào mùa mưa, số ca mắc sốt xuất huyết lại tăng cao ở nhiều địa phương. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do muỗi Aedes aegypti truyền virus dengue. Đặc biệt, với phụ nữ đang mang thai, sốt xuất huyết không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng cho thai nhi, từ sảy thai đến sinh non, thậm chí tử vong.Việc hiểu rõ mức độ nguy hiểm, dấu hiệu cảnh báo và cách phòng ngừa là điều hết sức cần thiết để mẹ bầu có thể bảo vệ bản thân và em bé trong bụng một cách tốt nhất.