Bí quyết xử lý dứt điểm tình trạng khó thở khi mang thai tháng đầu

Cảm giác khó thở khi mang thai tháng đầu là tình trạng nhiều người gặp phải, khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và kiệt sức.

Việc khó thở khi mang thai tháng đầu là điều hoàn toàn bình thường. Ngoại trừ trường hợp mẹ bầu mắc các bệnh về hô hấp như hen suyễn, các bệnh về phổi hoặc nhiễm Covid-19. Để tìm hiểu thêm về hiện tượng này, bạn hãy đọc bài viết dưới đây của Bau.vn nhé!

1. Nguyên nhân dẫn đến khó thở khi mang thai tháng đầu?

Mặc dù trong thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, thai nhi chưa đủ lớn để gây áp lực lên phổi của bạn, nhưng bạn vẫn gặp tình trạng khó thở. Tình trạng này được lý giải bằng một số nguyên nhân dưới đây.

kho tho khi mang thai thang dau

  • Cơ thể mẹ thường sản xuất nhiều hormone progesterone để làm dày lớp niêm mạc tử cung trong giai đoạn đầu mang thai. Tuy nhiên, sự dư thừa hormone progesterone ảnh hưởng đến nhịp thở của mẹ bầu. Bởi chúng sẽ làm bạn hít vào và thở ra nhiều hơn bình thường. Điều này khiến nhịp thở của bạn tăng lên giống như cảm giác khó thở.
  • Ngoài ra, hoạt động của hệ hô hấp cũng bắt đầu có sự thay đổi khi bắt đầu mang thai. Dung tích phổi của mẹ bầu được mở rộng để chia sẻ máu có chứa một lượng oxy tới thai nhi. Điều đó cũng là nguyên nhân khiến bạn có cảm giác bị khó thở khi mang thai tháng đầu.

2. Nếu khó thở khi mang thai tháng đầu cần làm gì?

Cảm giác khó thở khi mang thai tháng đầu có thể kéo dài đến những thời kỳ sau của thai kỳ. Bởi thai nhi càng phát triển càng cần nhiều oxy từ máu của bạn hơn. Điều này khiến mẹ bầu cần nhiều oxy hơn và tăng nhịp thở so với bình thường, tạo cảm giác khó thở.

Không chỉ vậy, kích thước em bé tăng lên nghĩa là tử cung của bạn sẽ đè lên cơ hoành và gây áp lực lên phổi. Điều này có thể khiến bạn thở nông và thấy khó thở vô cùng. Dưới đây là một số bí quyết để bạn “đối phó” với tình trạng này để giảm bớt sự khó chịu nếu bị khó thở khi mang thai tháng đầu và trong suốt thai kỳ.

  • Nếu đang hút thuốc lá bạn cần cai và tránh xa môi trường có khói thuốc.
  • Tránh tiếp xúc với mùi hương nhân tại, các chất ô nhiễm, chất gây dị ứng và môi trường độc hại.
  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, sử dụng máy lọc không khí để giảm bụi và ẩm mốc.
  • Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng để có cân nặng phù hợp.
  • Tránh làm việc quá sức, lắng nghe cơ thể để nghỉ hơn đúng lúc và nhiều hơn.
  • Vận động với cường độ hợp lý, nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức với cơ thể và phù hợp với từng giai đoạn trong thai kỳ.

kho tho khi mang thai thang dau

  • Không nên di chuyển quá nhanh, bởi di chuyển chậm sẽ giúp tim và phổi bạn hoạt động nhẹ nhàng hơn.
  • Khi ngủ nên kê gối ở phía dưới phần lưng trên để giảm bớt áp lực từ tử cung lên phổi. Điều này vô cùng hữu ích cho thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2, 3 khi kích thước em bé đã lớn hơn.
  • Đôi khi bạn có thể nâng hai cánh tay lên và đặt trên đỉnh đầu để giảm áp lực cho khung xưng sườn, dễ hít thở hơn.
  • Không nên ở trong phòng kín, hãy ở nơi có cửa sổ và không khí thoáng đãng.

3. Khi nào nên đi khám?

Bị khó thở khi mang thai là điều bình thường và vô hại với sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên, không vì thế mà bạn chủ quan, nếu tình trạng khó thở trở nên nghiêm trọng hoặc xảy ra đột ngột. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên đi khám nếu thấy khó thở kèm theo các triệu chứng bất thường như tim đập nhanh, tức ngực, thở khò khè, kèm theo ho và ho ra máu, sốt và ớn lạnh, da tái, chóng mặt, ngất xỉu…

kho tho khi mang thai thang dau

Nếu có kèm theo các triệu chứng trên, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám, bởi có thể đó là biểu hiện của bệnh lý nào đó mà bạn không nên chủ quan.

 

Nguồn : bau.vn