Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục bệnh trĩ tại nhà cho bà bầu

Khi mang thai thường có tình trạng bà bầu bị trĩ, đặc biệt trong ba tháng cuối thai kỳ, với các mẹ đang mang thai và cho con bú, phẫu thuật cũng là biện pháp không được áp dụng. Vì thế những biện pháp từ nhiên nhiên được ưa chuộng hơn.

Cách ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bà bầu bị sa búi trĩ

1. Những việc cần làm để ngăn ngừa bệnh trĩ

Để ngăn ngừa bị trĩ khi mang thai, thai phụ có thể tham khảo những biện pháp sau:

  • Thai phụ cần chú ý tránh táo bón. Bà bầu bị táo bón sẽ làm đại tràng cứng và chuyển động khô khốc thì sẽ gây nhiều khó khăn khi thải phân và điều này góp phần gây ra bệnh trĩ ngoại.

Nguyên nhân mắc bệnh trĩ khi mang thai và cách hạn chế bệnh phát triển nặng thêm

  • Uống nhiều nước – ít nhất là 2,5 lít một ngày. Nước giúp giữ phân mềm và dễ thải ra ngoài.
  • Nước ép trái cây, trà thảo dược và các chất lỏng khác…có thể giúp bạn tránh táo bón.
  • Tránh ngồi xổm để vệ sinh trong thời gian dài. Hãy ở lại trong khoảng thời gian bạn cảm thấy cần nhưng tránh đặt áp lực không cần thiết, kéo dài lên ruột và trực tràng.
  • Đặt bàn chân của bạn trên một chiếc ghế khi bạn đi vệ sinh. Điều này giúp giảm áp lực lên khung chậu.
  • Tránh căng thẳng về việc đi vệ sinh. Nếu bạn cảm thấy không cần hãy đứng dậy và ra khỏi nhà vệ sinh.
  • Không nên nhịn đi đại tiện.
  • Ăn nhiều chất xơ và thức ăn thô. Trái cây, rau, cám, yến mạch, ngũ cốc nguyên cám… có thể giúp tạo hình cho phân và dễ thải ra ngoài hơn.
  • Tránh ăn nhiều thịt đỏ, bánh mì trắng và thực phẩm đã chế biến kỹ.

Tiểu đường thai kỳ-Thử thách của Lauren (Phần 3) | thaikhoe.vn

Bà bầu bị trĩ nên ăn nhiều chất xơ

2. Biện pháp khắc phục bệnh trĩ tại nhà cho bà bầu

  • Dùng khăn lau nhẹ nhàng hoặc dùng vòi xịt khi bạn đi vệ sinh.
  • Ngâm mình trong nước ấm sạch khoảng 10 phút/lần. Thực hiện vài lần mỗi ngày.
  • Tắm muối Epsom và nước ấm.
  • Chườm đá lạnh vào vùng trĩ vài phút. Mỗi ngày thực hiện 2-3 lần.
  • Thường xuyên đi lại và cố gắng không ngồi quá lâu. Điều này để tránh gây áp lực cho hậu môn khiến tình trạng trĩ thêm nghiêm trọng.
  • Uống nhiều nước và ăn thực phẩm giàu chất xơ để giúp phân mềm.
  • Tránh ngồi lâu khi đi vệ sinh để tránh gây áp lực cho hậu môn.
  • Thực hiện các bài tập kegel để tăng cường sức khỏe các cơ ở vùng này.
  • Nằm nghiêng thay vì nằm ngửa để giảm áp lực lên hậu môn.
  • Dùng baking soda pha nước để rửa hoặc tắm sẽ giảm ngứa ở búi trĩ.
  • Cố gắng đi bộ 15 phút mỗi ngày để cải thiện lưu thông máu.

16 Công Dụng Của Muối Biển Và Cách Sử Dụng Đúng

Muối Epsom

Phương pháp chữa trị bệnh trĩ khi mang thai

Bà bầu bị trĩ khó điều trị bằng thuốc tây vì sợ ảnh hưởng tới em bé, nên phương pháp an toàn nhất vẫn là thảo dược. Theo đông y, việc các búi trĩ hình thành là do khí huyết ứ trệ. Nếu chỉ phẫu thuật cắt búi trĩ thì mới chỉ giải quyết được phần ngọn, sau đó một thời gian sau bệnh trĩ sẽ lại tái phát.

Điều trị bằng phương pháp dân gian là điều trị tận gốc rễ của trĩ. Tuy nhiên, người bệnh cần phải có lòng kiên trì. Bà bầu bị trĩ nên tham khảo bài thuốc dân gian dưới đây:

1. Rau diếp cá (dấp cá) điều trị trĩ cho bà bầu

Tinh dầu diếp cá chứa decanonyl acetaldehyde có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn mạnh. Vì vậy diếp cá được dùng trị táo bón, bệnh trĩ rất hiệu quả và để chữa viêm ruột, kiết lỵ, bí tiểu tiện, mụn nhọt, lở ngứa…

Cách thực hiện:

  • 100g lá diếp cá tươi rửa sạch, ngâm nước muối loãng
  • Bà bàu ăn sống hoặc đun lấy nước uống hàng ngày
  • Phần bã đắp vào chỗ búi trĩ để giảm đau đớnbà bầu bị trĩ

Rau diếp cá

2. Củ nghệ tươi

Nghệ là vị thuốc có tác dụng xóa sẹo, có khả năng kháng viêm, giảm nguy cơ nhiễm trùng.Trong một số loại thuốc bôi nguồn gốc thảo dược đa phần đều chứa thành phần nghệ tươi.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 1 củ nghệ nhỏ, cạo bỏ vỏ rồi giã nát
  • Đắp nghệ vào khu vực búi trĩ để giảm tình trạng đau rát và sưng, viêm

Tinh bột nghệ để được bao lâu? Bảo quản tinh bột nghệ như thế nào cho đúng cách?

Nghệ là loại thuốc có tác dụng chữa bệnh trĩ hiệu quả

3. Đương quy

Đương quy là một vị thuốc quý, có tác dụng bổ máu, điều kinh, chống thiếu máu, suy nhược cơ thể. Bên cạnh đó, đương quy còn có tác dụng hoạt huyết giảm đau, giúp chữa viêm loét, mụn nhọt, nhuận tràng thông đại tiện,chống táo bón.

4. Hoa hòe

Rutin là một flavonoid aglycon có nhiều trong hoa hòe. Rutin có chứa vitamin P có tác dụng làm bền thành mạch, tính giòn và tính thấm của mao mạch, làm tăng sự bền vững của hồng cầu, giảm trương lực cơ trơn, chống co thắt. Ngoài ra, rutin còn có tác dụng kích thích sự bài tiết của niêm mạc ruột, được dùng nhiều để phòng ngừa những biến chứng của bệnh xơ vữa động mạch, điều trị suy tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch, bệnh trĩ, các trường hợp xuất huyết như chảy máu cam, ho ra máu, tử cung xuất huyết, phân có máu….

Hoa hòe: Công dụng, cách dùng hoa và lưu ý khi sử dụngHoạt chất rutin trong cây hoa hòe có thể chữa bệnh trĩ hiệu quả

Khi nào nên đến bác sĩ để khám bệnh trĩ khi mang thai?

Thông thường bệnh trĩ sẽ thuyên giảm khi bạn áp dụng những biện pháp tự điều trị như trên. Tuy nhiên, nếu các biện pháp phòng ngừa không mang lại hiệu quả hoặc bị đau, ra máu, bạn nên đến bác sĩ ngay để được khám kỹ hơn.

Đặc biệt khi bà bầu bị trĩcó hiện tưởng bệnh chuyển biến nặng như chảy máu hậu hôn hay sa búi trĩ, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến quá trình sinh con.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng