Các cách ứng phó với tình trạng mẹ bầu bị tiêu chảy

Nếu mẹ bầu bị tiêu chảy nặng dễ dẫn đến mất nước, kiệt sức, cơ thể mệt mỏi. Và tình trạng này của sản phụ sẽ ảnh hưởng tới thai nhi rất nhiều.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẹ bầu bị tiêu chảy và ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi. Do đó, nếu gặp tình trạng này, mẹ nên chú trọng nhiều hơn đến sức khỏe.

Mẹ bầu bị tiêu chảy có nguy hiểm không?

Tình trạng tiêu chảy của sản phụ có thể kéo dài từ 1-10 ngày tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Tuy nhiên, việc bị tiêu chảy kéo dài sẽ gây ra những nguy hiểm nhất định cho cả mẹ và bé. Hậu quả phổ biến nhất là dễ bị mất nước, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Trong thời gian bị tiêu chảy, mẹ bầu cần tìm cách bù nước, các chất điện giải để đảm bảo sức khỏe.

me bau bi tieu chay

Phụ nữ mang thai sẽ thường có sức đề kháng kém hơn, nên khi bị tiêu chảy hơn mức bình thường thì độ nguy hiểm cũng cao hơn. Thai nhi có mẹ bị tiêu chảy kéo dài sẽ chịu ảnh hưởng không tốt về sức khỏe, thậm chí bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển và nguy hiểm đến tính mạng.

Mẹ bầu bị tiêu chảy phải làm sao?

1. Xử lý tại nhà

Đa phần, các trường hợp bà bầu bị tiêu chảy sẽ tự khỏi, bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, mẹ bầu nên biết rằng nếu bị tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm, virus, vi khuẩn… thì cần uống nhiều nước để rút ngắn thời gian tiêu chảy. Biết được nguyên nhân gây tiêu chảy, bạn sẽ có cách điều trị hợp lý và hiệu quả hơn.

Ngoài ra, cần xem xét lại thuốc đang uống và nhờ sự tư vấn của bác sĩ để nắm được nguyên nhân tiêu chảy là do đâu. Nếu như tình trạng tiêu chảy 2-3 ngày vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì mẹ bầu cần tới bệnh viện để thăm khám, thực hiện các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân.

me bau bi tieu chay

 

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống cũng cần được xem xét cẩn thận, tránh xa các thức ăn có nguy cơ tiêu chảy như đồ ăn nhiều chất béo, đồ chiên xào, đồ cay, chế phẩm sữa, thức ăn giàu chất xơ…

2. Các biện pháp phòng ngừa tiêu chảy khi mang thai

Để phòng ngừa tối đa nguy cơ tiêu chảy trong thời kỳ mang thai, bà bầu cần:

  • Không nên sử dụng các loại nước hoa quả đóng chai sẵn, nước ngọt, nước có gas…
  • Có chế độ nghỉ ngơi nhiều hơn vì tiêu chảy gây ra khá nhiều phiền toái và khó chịu, cơ thể luôn mệt mỏi, đuối sức.
  • Thực hiện ăn chín uống sôi, các thực phẩm đảm bảo nguồn gốc, không ăn các loại rau sống chưa rửa sạch, tuyệt đối không ăn gỏi, tiết canh hay thịt tái sống…
  • Bổ sung lượng nước vừa đủ cho mỗi ngày.

me bau tieu chay

  • Tuyệt đối không ăn uống ở hàng quán khi chưa thật sự tin cậy về khâu chế biến thực phẩm có đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hay không.
  • Giảm thiểu các nhóm thực phẩm giàu gia vị hay ẩn chứa lượng chất béo vượt ngưỡng cho phép.
  • Hạn chế tối đa những loại cá biển, tôm, ốc hoặc các thực phẩm bạn từng có tiền sử bị đau bụng, tiêu chảy khi ăn chúng.
  • Bà bầu mang thai thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên khi bị đau bụng tiêu chảy nên ăn các thực phẩm như: bánh mì nướng, nước sốt táo, gạo, khoai tây nghiền (không có phụ gia), bánh quy, mì (không có phụ gia); chuối, cà rốt nấu chín, bí nấu chín, cháo và bột yến mạch.
  • Bổ sung sữa chua để tăng sức khỏe hệ tiêu hóa, đẩy lùi tiêu chảy khá hiệu quả.

Trên đây là một số điều bạn cần biết về tình trạng mẹ bầu bị tiêu chảy, bạn không nên quá lo lắng nhưng cũng đừng lơ là sức khỏe nhé!

Nguồn : bau.vn