Các loại rau ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng, đáp ứng đủ tiêu chí: Ngon-rẻ

Rau củ là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và dưỡng chất thiết yếu. Vậy loại rau ăn dặm nào phù hợp với trẻ và đáp ứng tiêu chí ngon- bổ- rẻ.

Rau củ quả là nguồn cung cấp vitamin quan trọng nuôi dưỡng cơ thể. Chính vì thế, đây được xem là nguồn “thực phẩm vàng” ăn dặm cho trẻ mà mẹ không thể bỏ qua. Tuy rau củ cung cấp chất xơ rất tốt nhưng không phải loại nào cũng phù hợp cho trẻ ăn dặm. Hãy cùng Bau.vn tìm hiểu về các bước đầu cho con ăn dặm và cách kết hợp các loại rau giàu dinh dưỡng qua bài viết sau đây nhé!

Không cho trẻ ăn rau trong thời kỳ ăn dặm có sao không?

Trước khi tìm hiểu các loại rau giàu dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm, mẹ nên nắm được thời điểm lý tưởng cho bé yêu làm quen với ăn dặm. Và khi trẻ được 6 tháng là lúc thích hợp nhất để giúp con tập ăn dặm. Bố mẹ chỉ cần cho con làm quen với một lượng ít thức ăn đặc mỗi ngày một lần.

rau an dam

Rau là nguồn thực phẩm cung cấp lượng khoáng chất, chất xơ dồi dào cùng rất nhiều vitamin A, D, C, E… rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Không những thế, hàm lượng chất xơ vừa đủ trong rau sẽ giúp con loại bỏ được các chất dư thừa ra ngoài cơ thể. Rau cũng sẽ cung cấp cho con yêu một lượng nước trong khẩu phần ăn mỗi ngày.

Vì thế có thể thấy được tầm quan trọng của các loại rau củ quả trong sự phát triển toàn diện của con. Nếu không cho trẻ hấp thụ chất xơ thường xuyên có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé. Đồng thời, gây nên một số vấn đề về răng miệng như chảy máu chân răng… Ngoài ra, bé còn có thể bị táo bón do chiếu xơ, khiến bộ máy tiêu hoá hoạt động kém hiệu quả. Con còn bị giảm kích thích nhu động ruột làm thúc đẩy sự tăng trưởng của vi khuẩn có hại.

Bắt đầu ăn dặm nên ăn loại rau củ nào?

Đối với những bé chỉ mới vừa làm quen với ăn dặm (bé yêu vừa 6 tháng tuổi), bố mẹ nên chọn những loại rau củ mềm để có thể dễ dàng xay nhuyễn:

  • Rau chân vịt: Hay còn gọi là cải bó xôi. Loại thực phẩm này rất giàu chất sắt kèm những dưỡng chất quan trọng mà trẻ sơ sinh cần để phát triển toàn diện. Không những thế, loại rau này còn có những cách chế biến rất đơn giản, mẹ chỉ cần nấu chín và xay nhuyễn cùng một ít nước hoặc sữa là được.
  • Khoai lang: Trong khoai lang có 2 loại là có ruột màu cam hoặc ruột màu kem. Và cả 2 đều cung cấp dồi dào kali, vitamin C và chất xơ. Tuy nhiên, mẹ bỉm nên ưu tiên sử dụng loại có ruột màu cam bởi đây là loại củ có chứa nhiều beta-carotin giúp ngăn ngừa ung thư và loại bỏ những chất độc hại.
  • Cà rốt: Đây là một trong những loại rau có màu sắt rất đẹp mắt và mang vị ngọt tự nhiên, dễ ăn nên được rất nhiều mẹ bỉm yêu thích dùng cho bé tập ăn dặm. Không những thế, cà rốt còn giàu chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hoá và chứa hàm lượng beta-carotin dồi dào, hỗ trợ cho mắt sáng khoẻ và tăng cường hệ miễn dịch.

rau an dam

  • Bí đỏ: Một loại củ rất giàu sắt, vitamin cùng muối khoáng và tiền tố của vitamin A. Bí đỏ rất ít gây dị ứng, dễ tiêu hoá và cũng thuộc loại top các loại thực phẩm cai sữa hoàn hảo.
  • Bơ: Chứa rất nhiều chất béo không bão hoá đơn rất tốt cho sự phát triển não bộ, hệ thần kinh của trẻ. Đồng thời, các dưỡng chất có trong bơ cũng giúp tăng cường hấp thu các loại vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K.
  • Đậu Hà Lan: Một trong các loại rau giàu dinh dưỡng và hàm lượng protein cao nhất. Bạn có thể chế biến đậu Hà Lan đơn giản cho bé bằng cách hấp, xay nhuyễn cùng với một ít nước hoặc sữa mẹ.

Mẹ cần lưu ý gì khi cho trẻ tập ăn rau?

Khi cho con yêu làm quen với các loại thức ăn rắn, mẹ bỉm nên hết sức lưu ý một số vấn đề sau đây để đảm bảo sức khoẻ cho bé:

  • Luôn rửa tay thật sạch với xà phòng trước khi chế biến thức ăn và giữ các bề mặt đồ ăn luôn được sạch sẽ.
  • Lựa những thực phẩm còn tươi mới, tuyệt đối không sử dụng sản phẩm quá hạn, có dấu hiệu mốc – hư hỏng.
  • Rửa sạch, ngâm muối, gọt vỏ và sơ chế thật sạch trước khi cho bé ăn.
  • Để nguội đồ ăn nóng và luôn ăn thử trước khi cho con ăn.
  • Tách hạt cứng từ trái cây, xương từ thịt hoặc cá.
  • Không nên cho trẻ ăn những loại thức ăn cứng như quả hạch, cà rốt sống hay táo trong thời điểm này.
  • Cắt các loại thực phẩm vừa miệng của trẻ, không quá to cũng không quá nhỏ để tránh bị hóc dị vật.
  • Không nêm nếm thêm các loại gia vị cho trẻ trong giai đoạn ăn dặm.
  • Trứng được sản xuất theo đúng quy định an toàn vệ sinh thực phẩm. Bởi lẽ trứng là nguồn thực phẩm được xem là có nguy cơ nhiễm khuyaarn salmonella và đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ, vì thế nên bạn cần làm chín trứng hoàn toàn trước khi cho con ăn.
  • Luôn ở cạnh và quan sát trẻ ăn để nhanh chóng ứng phó khi con bị sặc, nghẹn.
Mẹ bỉm nên lưu ý, trong quá trình ăn dặm của con sẽ thường hay mắc các vấn đề về đường tiêu hóa như đi ngoài, táo bón… Mẹ nên theo dõi kỹ, nếu tình trạng này không cải thiện mẹ bỉm nên đưa con đến ngay các cơ sở y tế gần nhà hoặc Bệnh viện để được thăm khám kỹ lưỡng hơn nhé!

Nguồn : bau.vn

  • Nằm lòng cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả

    Nằm lòng cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả

    Tắm nắng cho trẻ sơ sinh giúp nâng cao sức đề kháng. Tuy nhiên mẹ cũng nên nắm rõ các lưu ý dưới đây để việc tắm nắng diễn ra an toàn và hiệu quả nhất.
  • 4 dấu hiệu “lạ” khi ngủ tiết lộ trẻ đang phát triển trí não vượt bậc

    4 dấu hiệu “lạ” khi ngủ tiết lộ trẻ đang phát triển trí não vượt bậc

    Nhiều bố mẹ thường lo lắng khi thấy con ngủ mà hay nhăn mặt, lẩm bẩm hoặc giật mình. Nhưng theo các chuyên gia thần kinh học nhi, một số hành vi tưởng như bất thường trong giấc ngủ lại là dấu hiệu cho thấy não bộ trẻ đang hoạt động mạnh mẽ và phát triển vượt bậc. Dưới đây là 4 biểu hiện rõ nhất mà bố mẹ nên chú ý – không để lo lắng, mà để tự hào.
  • Dạy con không roi vọt: Cách yêu và dạy phù hợp theo từng độ tuổi từ 0–6

    Dạy con không roi vọt: Cách yêu và dạy phù hợp theo từng độ tuổi từ 0–6

    Nuôi dạy con trong giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tuổi là một hành trình đặc biệt. Đây là “thời điểm vàng” để đặt nền móng về thể chất, cảm xúc và nhân cách cho cả cuộc đời trẻ. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lại rơi vào hai thái cực: hoặc quá nuông chiều khiến trẻ thiếu ranh giới, hoặc quá nghiêm khắc khiến trẻ mất đi sự tự tin, hồn nhiên.Vậy làm sao để vừa yêu thương con đúng cách, vừa dạy con có kỷ luật phù hợp theo từng giai đoạn phát triển? Dưới đây là những nguyên tắc nuôi dạy con từ 0–6 tuổi mà cha mẹ nào cũng nên biết.
  • Cha mẹ thông thái: Nắm bắt giai đoạn phát triển chiều cao để con phát triển tối ưu

    Cha mẹ thông thái: Nắm bắt giai đoạn phát triển chiều cao để con phát triển tối ưu

    Chiều cao là yếu tố quan trọng không chỉ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh mà còn tạo tiền đề vững chắc cho sự tự tin và hình ảnh bản thân trong tương lai. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng hiểu rõ các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ để có thể hỗ trợ đúng cách. Việc bỏ lỡ những “cửa sổ vàng” tăng trưởng có thể làm giảm đi tiềm năng phát triển chiều cao tối đa của con.
  • Vi chất dinh dưỡng – “chìa khóa vàng” giúp trẻ phát triển toàn diện

    Vi chất dinh dưỡng – “chìa khóa vàng” giúp trẻ phát triển toàn diện

    Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối là chìa khóa để trẻ em phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, bên cạnh các nhóm chất dinh dưỡng chính như protein, chất béo, carbohydrate, nhiều bậc phụ huynh vẫn thường bỏ qua vai trò quan trọng của các vi chất dinh dưỡng – “những người hùng thầm lặng” đối với sự tăng trưởng và miễn dịch của trẻ.
  • Tăng đề kháng cho con: Bắt đầu từ những ly sữa nhỏ mỗi ngày

    Tăng đề kháng cho con: Bắt đầu từ những ly sữa nhỏ mỗi ngày

    Đợi đến khi con ho, sốt, sổ mũi mới tìm cách tăng sức đề kháng là điều nhiều bậc phụ huynh hay mắc phải. Trong khi đó, chỉ với thói quen đơn giản như uống sữa đúng cách mỗi ngày, cha mẹ đã có thể giúp con xây dựng hàng rào miễn dịch vững chắc từ bên trong, giảm nguy cơ ốm vặt và hỗ trợ phát triển toàn diện.