Các vấn đề về vú thường gặp trong hành trình nuôi con bằng sữa mẹ

Sau khi sinh, quá trình nuôi con bằng sữa mẹ sẽ khiến bạn gặp phải một số vấn đề thay đổi về ngực có thể ảnh hưởng đến sức khỏe

Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ ảnh hưởng đến ngực như tình trạng tắc tia sữa gây ra áp xe, viễm trùng vú, vú chảy xệ hơn… Tuy nhiên, đó là điều hầu như ai cũng phải trải qua, do đó các mẹ không nên quá căng thẳng. Hãy đọc bài viết này của Bau.vn để xem vòng 1 sẽ thay đổi những gì?

1. Đau núm vú khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nhiều người cảm thấy núm vú rất đau sau mỗi lần cho con bú, đặc biệt là những ngày đầu em bé chào đời. Một số người nhận thấy, núm vú khi ấy có màu đỏ, nhọn thay vì tròn và nhẵn như trước. Nếu em bé ngậm sai khớp khi bú thì núm vú sẽ trở nên đau hơn và em bé cũng không nhận được sữa từ bầu ngực của mẹ. Do đó, các mẹ nên tìm hiểu và thực hành thêm về tư thế cho con bú đúng để giảm đau cho mẹ, con nhận được sữa mẹ như mong muốn.

nuoi con bang sua me

Nếu thấy núm vú bị đau, bạn hãy đắp 1 chiếc khăn ấm để giảm đau hoặc massage với một chút sữa mẹ để đầu vú mềm ra hơn. Tình trạng đau núm vú sẽ được cải thiện một cách tự nhiên khi đã quen với việc cho con bú.

2. Nhiễm trùng vú hoặc đau khối u

Ngay cả khi em bé ngậm đúng khớp vú nhưng bạn có thể vẫn bị đau ở một điểm nào đó, thậm chí xuất hiện cục u đau. Nguyên nhân đó chính là do tình trạng tắc ống dẫn sữa, hoặc hiện tượng nhiễm trùng vú.

Nếu bạn cảm thấy đau, căng vú, người mệt mỏi và sốt, kèm thêm một số triệu chứng như cúm thì có thể bạn đã bị nhiễm trùng vú cần điều trị kịp thời.

nuoi con bang sua me

Nếu bạn bị tắc tia sữa, hãy sử dụng các vật để chườm ấm kết hợp với nghỉ ngơi trên giường. Tuy nhiên, nếu cơn sốt không giảm trong vòng 24 giờ thì bạn có thể dùng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng. Sau đó, gọi cho bác sĩ để được tư vấn và vẫn duy trình việc cho con bú. Có thể việc cho con bú khi đang nhiễm trùng nghe có vẻ không an toàn, nhưng thực tế cho thấy sữa mẹ có hàm lượng kháng thể cao nên em bé vẫn an toàn.

3. Căng tắc tia sữa khi nuôi con bằng sữa mẹ

Căng tắc tia sữa là chuyện bình thường khi nuôi con bằng sữa mẹ. Căng sữa sẽ cảm nhận rõ khi sữa bắt đầu tràn vào bầu ngực, chúng thể hiện rõ ràng từ ngày thứ hai đến ngày thứ 6 kể từ khi trẻ sinh ra. Một khi sữa đã đi vào ống dẫn thì dịch bạch huyết và máu cũng bị tràn vào khiến các mô trong vú sưng lên, căng cứng. Các mô sưng đó cũng đi vào ống dẫn sữa, đôi khi ống dẫn có thể bị hẹp lại và sữa không thể thoát hết ra ngoài, chúng tích tụ bên trong vú và xảy ra hiện tượng căng sữa. Tồi tệ hơn là bị tắc tia sữa, chúng gây đau và có thể dẫn đến áp xe vú.

nuoi con bang sua me

Điều trị tắc tia sữa tốt nhất là bạn chườm túi lạnh lên bầu ngực cùng bắp cải. Để những thứ này trên ngực khoảng 20 phút để giảm sưng và các ống dẫn được nở ra.

Cách hạn chế tắc tia sữa là trước khi cho con bú, bạn nên dùng túi chườm ấm chườm quanh bầu ngực để tuyến sữa thông thoáng, sữa về nhanh hơn. Thế nhưng, bạn không nên massage bằng nước ấm dưới vòi hoa sen khi bị căng sữa

4. Nhiễm trùng nấm men hoặc bệnh tưa miệng

Nhiễm trùng nấm men là tình trạng ít ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt nhưng gây khó chịu trên bề mặt da vú. Thủ phạm là tưa miệng, một dạng nhiễm trùng nấm men được phát triển trong môi trường sữa.

Các dấu hiệu của bệnh tưa miệng như da bóng màu đỏ hoặc hồng, thường ngứa và có thể bong tróc, ngoài ra có thể kiểm tra những đốm trắng ở bên trong má của bé. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận thấy mình qua các triệu chứng của nhiễm trùng nấm âm đạo – tiết dịch màu trắng vón cục và cực kỳ ngứa.

nuoi con bang sua me

Nếu bạn bị nhiễm trùng nấm men vú thì không cần cho trẻ ngưng bú. Nhưng cả mẹ và em bé đều cần được điều trị, do đó hãy đến bệnh viện chứ không tự ý mua thuốc vì có một số sản phẩm không hợp sẽ làm tình trạng thêm tồi tệ.

 

 

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.
  • Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Mỗi năm, vào mùa mưa, số ca mắc sốt xuất huyết lại tăng cao ở nhiều địa phương. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do muỗi Aedes aegypti truyền virus dengue. Đặc biệt, với phụ nữ đang mang thai, sốt xuất huyết không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng cho thai nhi, từ sảy thai đến sinh non, thậm chí tử vong.Việc hiểu rõ mức độ nguy hiểm, dấu hiệu cảnh báo và cách phòng ngừa là điều hết sức cần thiết để mẹ bầu có thể bảo vệ bản thân và em bé trong bụng một cách tốt nhất.
  • Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ?

    Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ?

    Cân nặng của thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh sự phát triển toàn diện trong bụng mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào thai nhi cũng đạt cân nặng tiêu chuẩn, và điều này chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Cùng tìm hiểu những yếu tố quyết định đến cân nặng của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
  • 5 cách giảm cân sau sinh mổ an toàn mà vẫn nhiều sữa cho mẹ

    5 cách giảm cân sau sinh mổ an toàn mà vẫn nhiều sữa cho mẹ

    Nhiều mẹ sau sinh mổ thường đau đầu về vấn đề cân nặng và béo bụng. Vậy có những cách nào để giảm cân sau sinh mổ an toàn mà vẫn nhiều sữa?