Khi mang thai, mẹ bầu luôn muốn thực hiện những điều tốt đẹp nhất cho con. Một trong số đó là bổ sung canxi trong thai kỳ với hi vọng sau sinh con có hệ xương chắc khỏe và chiều dài vượt trội. Tuy nhiên có những quan điểm lầm tưởng trong việc bổ sung canxi của mẹ bầu vô tình lại khiến canxi bị thiếu hụt, thai nhi không được cung cấp đủ lượng khoáng chất rất cần thiết này. Nếu thiếu canxi, thai nhi sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng ngay khi còn trong bụng mẹ, bị còi xương bẩm sinh, biến dạng các xương gây dị hình, lùn thấp…
Bổ sung canxi sai cách sẽ mang đến nhiều hậu quả khôn lường cho thai nhi
Dưới đây là 4 sai lầm trong việc bổ sung canxi thường gặp nhất ở mẹ bầu:
1. Bổ sung canxi bằng canh xương hầm
Cho đến bây giờ, dù rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng món xương hầm không có tác dụng trong việc cung cấp canxi, nhiều mẹ bầu vẫn giữ thói quen bổ sung canxi bằng cách này. Thực tế, canxi có trong xương động vật rất khó hòa tan trong nước và dễ dàng bị đào thải ra ngoài. Việc chỉ dựa vào uống canh xương để bổ sung canxi là phi khoa học, thậm chí hàm lượng dầu cao có trong món xương hầm còn gây hại cho sức khỏe, dẫn đến nhiều tác dụng phụ.
Bổ sung canxi từ canh xương hầm là một trong những hiểu lầm nghiêm trọng nhất của các mẹ bầu
2. Bổ sung canxi quá mức
Quá nhiều cái gì cũng không tốt, bổ sung canxi quá mức cũng vậy. Nếu hàm lượng canxi trong máu bà bầu quá nhiều có thể gây rối loạn chuyển hóa, yếu cơ, rụng tóc, tạo sỏi thận, tăng gánh nặng cho tim, xơ cứng mạch máu, đồng thời có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và chiều cao của thai nhi.
Hầu hết các mẹ bầu bổ sung canxi đều không vượt quá tiêu chuẩn vì thường lựa chọn thực phẩm chức năng hoặc thuốc uống, chỉ một số ít người vừa uống sữa vừa uống thuốc viên canxi đồng thời. Nhưng để thận trọng, mẹ bầu vẫn nên đến bệnh viện lấy máu xét nghiệm nồng độ canxi trong máu. Sau đó bác sĩ sẽ tư vấn liều lượng bổ sung canxi tùy theo tình trạng riêng của từng người.
3. Không bổ sung canxi trong tam cá nguyệt thứ ba
Trong toàn bộ quá trình phát triển của thai nhi, lượng canxi trong xương của trẻ cần được hấp thụ nhiều nhất ở tam cá nguyệt thứ 3. Vì vậy, việc bổ sung canxi trong tam cá nguyệt thứ 3 rất quan trọng. Nếu ở giai đoạn này, thai nhi không được bổ sung lượng canxi đủ sẽ dẫn đến các tác dụng phụ như lão hóa nhau thai.
Bà mẹ ở giai đoạn này cần bổ sung đủ 1,000 gam canxi mỗi ngày theo khuyến nghị. Vì vậy, hãy bổ sung những thực phẩm giàu canxi vào khẩu phần ăn hàng ngày, chẳng hạn như: sữa, phô mai, paneer, sữa chua (đây là loại thực phẩm giàu canxi nhất và nó còn cung cấp thêm vi khuẩn có lợi cho đường ruột). Ngoài ra, mẹ nên đến bác sĩ để được tư vấn liều lượng dùng thuốc hoặc thực phẩm chức năng bổ sung tùy theo thể trạng.
4. Tin tưởng quá mức vào thực phẩm chức năng
Bổ sung canxi từ thực phẩm chức năng không “thần thánh” như các chị em vẫn tưởng
Cơ địa mỗi người sẽ có khả năng hấp thụ canxi khác nhau, có người hợp với việc ăn uống nhưng cũng có người hợp với bổ sung thực phẩm chức năng. Nếu chỉ bổ sung thực phẩm chức năng và tin tưởng vậy là đủ mà không biết cơ địa ra sao, sẽ có thể rơi vào tình trạng thiếu canxi đằng nào không hay.
Sau khi mang thai, các mẹ bầu nên sắp xếp hợp lý liều lượng bổ sung canxi theo các giai đoạn khác nhau. Việc bổ sung canxi khi mang thai thường bắt đầu từ quý thứ 2. Ngoài việc bổ sung canxi, mẹ bầu cũng nên ra ngoài phơi nắng hoặc bổ sung vitamin D phù hợp để tăng cường sự hấp thụ canxi.
Nguồn : Sức khỏe cộng đồng
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/cach-bo-sung-canxi-sai-lam-khien-con-sinh-ra-chan-ngan-chi-mot-mau-a183245.html