Cách chăm sóc bàn chân khi mang thai mang lại tinh thần thoải mái

Mặc dù thường xuyên hoạt động và chiu áp lực của toàn bộ cơ thể. Nhưng bàn chân lại là bộ phận bị "bỏ quên". Chăm sóc bàn chân khi mang thai kỹ càng chính là cách giúp bạn giảm nguy cơ phù nề và sưng đau.

Bàn chân khi mang thai dễ sưng phù do chịu nhiều áp lực và máu không xuống nhiều. Thế nên, bạn hãy dành thời gian để chăm sóc bàn chân khi mang thai để giảm căng thẳng và stress.

1. Vận động đúng cách

Có 3 nguyên nhân chính khiến các bà bầu bị sưng phù bàn chân, đó là trọng lực cơ thể tăng cân và sự thay đổi hormone. Theo các chuyên gia, bạn nên dành khoảng 20 phút mỗi ngày để đi bộ – một trong những hoạt động có ích nhất với thai phụ.

cham soc ban chan khi mang thai

Ngoài ra, nếu công việc đòi hỏi phải đứng nhiều, bạn hãy tập động tác sau thường xuyên: Một chân làm trụ, chân còn lại kéo căng các cơ sao cho cẳng chân, đầu gối, bàn chân trên một đường thẳng và giữ trong 3 giây. Sau đó, đôi chân và làm tương tự.

2. Chăm sóc bàn chân khi mang thai- Massage thường xuyên

Với chị em đang mang thai, massage chân hàng ngày là biện pháp hiệu quả trong việc tăng lưu thông máu, giảm chứng phù nề và khó chịu. Dưới đây là một số động tác massage cho chân:

  • Lòng bàn chân: Dùng hai ngón tay cái ấn dọc lòng bàn chân, mỗi chân khoảng 10 lượt.
  • Mắt cá: Dùng một ngón tay xoay tròn quanh mắt cá, mỗi bên chân khoảng 10 lần.
  • Ngón chân: Dùng ngón tay cái, miết vào từng ngón chân (theo chiều dọc ngón chân) khoảng 5 lần
  • Chỗ lõm gan bàn chân: Dùng ngón tay cái miết hình tròn theo chiều kim đồng hồ ở chỗ lõm gan bàn chân 10 lần.

cham soc ban chan khi mang thai

Bạn có thể sử dụng một số loại tinh dầu an toàn cho bà bầu trong quá trình massage để tăng thêm cảm giác thoải mái như tinh dầu gừng, tinh dầu oải hương, tinh dầu chanh…

3. Chăm sóc bàn chân khi mang thai- Ngâm chân

Trước khi massage, chị em nên ngâm chân nước ấm với gừng giã nát và một chút muối khoảng 15 phút để thư giãn. Gừng và muối có tác dụng làm sạch chân, tẩy tế bào chết và thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, làm tăng hiệu quả của quá trình massage.

Bạn có thể ngâm chân mỗi ngày trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng đồng hồ, việc làm này giúp khí huyết và hệ tuần hoàn lưu thông, ngủ ngon giấc hơn.

4. Chăm sóc từ bên trong

Chăm sóc cho đôi chân từ bên trong thông qua chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp cho đôi chân luôn dẻo dai và khỏe mạnh. Bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây:

  • Ăn nhiều thực phẩm chứa protein, vitamin và canxi như sữa tươi, pho mát, sữa chua, thịt đỏ, rau cải, ngũ Cốc… 
  • Ăn 5 loại rau và hoa quả một ngày, ưu tiên các loại rau quả nhiều chất xơ, vitamin C, E và để giúp hệ thống tĩnh mạch khỏe mạnh.
  • Uống nhiều nước (trên 2 lít/ngày). 
  • Tránh ăn các món nhiều muối và cay.

Ngoài ra, bạn nên chọn những trang phục rộng rãi thoải mái để tránh tạo áp lực lên đôi chân. Đặc biệt, nên chọn những đôi giày bệt dễ di chuyển, tránh mang giày cao gót, đeo boot sẽ làm tăng gánh nặng cho đôi chân, làm tình trạng phù nề ngày càng nghiêm trọng.

Bài viết này của Bau.vn mong rằng sẽ giúp mẹ bầu biết cách chăm sóc đôi bàn chân, lưu thông khí huyết, giảm các triệu chứng liên q quan đến chân như sưng, tím, phù nề khó di chuyển.

Nguồn : bau.vn