Cách giảm đau đầu khi đến ngày “đèn đỏ”

Tuy chứng đau đầu khi có kinh nguyệt là không đáng lo nhưng lại ảnh hưởng khá nhiều đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Bạn hãy cùng tìm hiểu những cách điều trị đau đầu khi có kinh nguyệt để giảm mệt mỏi nhé!

Cách giảm đau đầu khi có kinh nguyệt

Cách điều trị đau đầu do nội tiết tố và đau nửa đầu kinh nguyệt phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh. Bạn có thể điều trị cơn đau đầu bằng thuốc và hỗ trợ thêm các cách giảm đau bằng những phương pháp tại nhà.

1. Điều trị đau đầu theo chỉ định từ bác sĩ

Việc sử dụng thuốc trong thời gian đau đầu khi có kinh nguyệt thường là cách mang lại hiệu quả cao. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn dùng thuốc giảm đau không kê đơn hoặc sử dụng liệu pháp hormone.

2. Thuốc không kê đơn

Những loại thuốc giảm đau không kê đơn thường có tác dụng giảm những cơn đau đầu do căng thẳng và do mức sắt thấp gây thiếu máu. Các loại thuốc có thể giúp bạn giảm đau là ibuprofen, natri naproxen, aspirin, acetaminophen…

Ngoài ra, bạn cũng có thể uống thuốc bổ sung sắt để hỗ trợ giảm chứng đau đầu nếu gặp tình trạng này do thiếu máu thiếu sắt. Thuốc sắt sẽ giúp bạn giảm thiểu da xanh xao, mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu…

Những loại thuốc trên đây có thể làm giảm viêm và giúp giảm đau đầu. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và báo cho bác sĩ biết nếu tình trạng đau không thuyên giảm.

3. Sử dụng liệu pháp hormone

Nếu thuốc không kê đơn không giúp bạn trị chứng đau nửa đầu kinh nguyệt thì bạn có thể sử dụng các liệu pháp hormone để cải thiện triệu chứng.

Tùy vào triệu chứng mà bạn gặp phải, bác sĩ có thể cung cấp cho bạn một số loại thuốc dưới đây nhằm giúp giảm cơn đau đầu:

• Bổ sung estrogen: Bạn có thể được yêu cầu bổ sung estrogen (Estradiol) để điều chỉnh sự mất cân bằng hormone trước chu kỳ kinh nguyệt (nguyên nhân gây ra chứng đau nửa đầu).

• Dùng biện pháp tránh thai nội tiết tố: Biện pháp tránh thai nội tiết tố sẽ giúp bạn cân bằng nồng độ hormone và ngăn chặn chứng đau nửa đầu kinh nguyệt.

• Nhóm thuốc triptan: Một nhóm thuốc khác cũng được thiết kế để trị chứng đau nửa đầu nghiêm trọng là triptan. Những loại thuốc này hoạt động bằng cách kích thích serotonin giúp giảm viêm và co bóp các mạch máu, do đó ngăn chặn chứng đau nửa đầu.

• Các loại thuốc theo toa: Một số loại thuốc theo toa được sử dụng để điều trị chứng đau nửa đầu là opioid, glucocorticoid, dihydroergotamine và ergotamine. Nếu bạn bị nôn mửa hoặc buồn nôn nghiêm trọng khi bị đau nửa đầu kinh nguyệt thì bác sĩ cũng có thể cấp thuốc chống buồn nôn theo toa cho bạn.

Bên cạnh các loại thuốc, bạn có thể kết hợp những phương pháp chữa bệnh tại nhà để hỗ trợ xua tan cơn đau đầu cũng như phòng ngừa bệnh tái phát.

Cách giảm đau đầu khi có kinh nguyệt tại nhà

Bạn có thể điều trị cơn đau đầu bằng thuốc kết hợp với một số biện pháp khắc phục bệnh tại nhà để giúp kiểm soát cơn đau đầu. Dưới đây là những cách giảm đau đầu khi có kinh nguyệt tại nhà để bạn cải thiện tình trạng mệt mỏi khi hành kinh.

1. Bổ sung vitamin cho cơ thể

Bạn có thể giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của các cơn đau đầu bằng cách bổ sung các vitamin như vitamin B2, coenzyme Q10 và magie. Bạn cũng nên trao đổi với bác sĩ trước khi bổ sung vitamin, đặc biệt đang trong thời gian mang thai hoặc đang dùng thuốc.

Vitamin uống khi nào tốt nhất và đúng hướng dẫn

Bổ sung vitamin cho cơ thể

2. Sử dụng caffeine

Caffeine có thể là một cách giúp giảm đau đầu do nội tiết tố. Bạn có thể làm giảm triệu chứng khó chịu khi tiêu thụ những loại thực phẩm có caffeine như chocolate, trà hoặc cà phê với liều lượng phù hợp. Trên thực tế, một số loại thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt cũng có chứa thành phần caffeine.

Bạn không nên tiêu thụ quá nhiều caffeine gây ra tình trạng nghiện. Khi đó, nếu bạn ngừng sử dụng caffeine đột ngột sau khi hành kinh thì sẽ gây ra chứng đau đầu do cai nghiện.

3. Dùng liệu pháp lạnh

Bạn bọc một túi nước đá trong một chiếc khăn và áp lên trán trong vòng 10 phút rồi bỏ khăn 10 phút và cứ tiếp tục làm như vậy cho đến khi thấy đỡ đau đầu. Liệu pháp lạnh có thể giúp bạn giảm viêm và làm giảm cảm giác đau.

4. Tập thể dục nhẹ nhàng

Bạn có thể thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng như thiền, yoga hay hít thở sâu để thư giãn cơ bắp, giảm căng thẳng và cải thiện các triệu chứng đau đầu.

Trạng thái thư giãn cơ thể cũng là một cách kiểm soát các chức năng khác nhau của cơ thể như nhịp tim và huyết áp. Khi giảm căng thẳng, bạn có thể giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau đầu.

5. Dùng liệu pháp châm cứu

Khi bạn dùng liệu pháp châm cứu, các chuyên viên sẽ chèn những cây kim nhỏ vào các điểm áp lực khác nhau trên cơ thể của bạn. Điều này giúp kích thích giải phóng endorphin, những hormone giúp bạn đối phó với căng thẳng và đau đớn.

Châm cứu: Phương pháp chữa bệnh hiệu quả, không cần dùng thuốc - Nhất Nam Y ViệnSử dụng liệu pháp châm cứu

6. Nghỉ ngơi nhiều

Bạn có thể bị đau đầu hơn khi ngủ quá ít. Vì thế, bạn nên lên kế hoạch ngủ ít nhất 7 – 9 giờ mỗi đêm để cải thiện tình trạng đau đầu khi có kinh nguyệt. Bạn cũng cần biết cách sắp xếp đồ đạc trong phòng ngủ để có giấc ngủ ngon hơn. Ngoài ra, bạn nên để các thiết bị điện tử ở ngoài phòng ngủ và giữ phòng ở nhiệt độ thoải mái nhất.

7. Dùng liệu pháp massage

Liệu pháp massage có thể giúp thúc đẩy thư giãn cơ bắp và giảm căng thẳng ở vai, lưng và cổ của bạn. Liệu pháp này cũng có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất của cơn đau đầu do căng thẳng hay các cơn đau nửa đầu.

Bạn nên thường xuyên thực hiện những phương pháp giảm đau đầu khi có kinh nguyệt để bạn thư giãn hơn. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau đầu ngày càng nghiêm trọng kèm theo những triệu chứng bất thường thì bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm cách điều trị.

Nguồn : bau.vn

  • Công dụng bất ngờ của bông cải xanh với làn da bạn đã biết chưa ?

    Công dụng bất ngờ của bông cải xanh với làn da bạn đã biết chưa ?

    Bông cải xanh (broccoli) không chỉ là một siêu thực phẩm tốt cho sức khỏe mà còn mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho làn da.
  • Nắng nóng đỉnh điểm, đừng quên uống nước dừa mỗi ngày

    Nắng nóng đỉnh điểm, đừng quên uống nước dừa mỗi ngày

    Trong những ngày nắng nóng gay gắt, cơ thể dễ mất nước, mệt mỏi và suy giảm sức đề kháng. Thay vì chỉ uống nước lọc, nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên bổ sung nước dừa tươi – loại thức uống tự nhiên không chỉ giúp giải nhiệt mà còn cung cấp nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe.Dưới đây là 5 lý do bạn nên uống nước dừa trong mùa hè:
  • Tập luyện không chỉ dáng đẹp – còn giúp da sáng mịn bất ngờ!

    Tập luyện không chỉ dáng đẹp – còn giúp da sáng mịn bất ngờ!

    Chúng ta thường biết đến lợi ích của vận động đối với sức khỏe tim mạch, cân nặng hay tinh thần. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng việc duy trì thói quen vận động đều đặn còn mang lại một “tác dụng phụ” tuyệt vời: làn da sáng khỏe, tươi tắn từ bên trong. Vậy cơ chế nào khiến việc vận động giúp cải thiện làn da? Hãy cùng tìm hiểu.
  • Matcha và nguy cơ thiếu máu: Sự thật cần biết trước khi uống mỗi ngày

    Matcha và nguy cơ thiếu máu: Sự thật cần biết trước khi uống mỗi ngày

    Matcha – loại bột trà xanh nổi tiếng của Nhật Bản – từ lâu đã được yêu thích nhờ hương vị đặc trưng và các lợi ích sức khỏe như chống oxy hóa, tăng cường năng lượng và hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số lo ngại rằng việc tiêu thụ matcha quá thường xuyên có thể gây thiếu máu do thiếu sắt. Liệu điều này có cơ sở khoa học?
  • Lối đi riêng cho người dễ béo: Mẹo giảm cân khoa học an toàn

    Lối đi riêng cho người dễ béo: Mẹo giảm cân khoa học an toàn

    Giảm cân vốn đã là một hành trình gian nan, nhưng với những người có cơ địa dễ tăng cân – hay còn gọi là “dễ hấp thu, khó tiêu hao” – thì cuộc chiến với cân nặng càng trở nên cam go hơn. Tuy nhiên, với những chiến lược khoa học và kỷ luật hợp lý, bạn hoàn toàn có thể làm chủ vóc dáng của mình.Dưới đây là một số mẹo giảm cân hiệu quả dành riêng cho người có cơ địa dễ tăng cân:
  • 5 cách tự nhiên giúp phụ nữ tuổi mãn kinh giữ tinh thần thoải mái

    5 cách tự nhiên giúp phụ nữ tuổi mãn kinh giữ tinh thần thoải mái

    Mãn kinh là giai đoạn sinh lý tự nhiên mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng phải trải qua, thường bắt đầu từ tuổi 45–55. Sự suy giảm hormone nội tiết estrogen trong giai đoạn này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn khiến nhiều chị em thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, dễ cáu gắt, căng thẳng, lo âu vô cớ. Làm thế nào để cân bằng tinh thần và giữ gìn sức khỏe trong giai đoạn này? Dưới đây là 5 cách đơn giản nhưng hiệu quả mà chị em có thể áp dụng ngay tại nhà: