Cách khắc phục và phòng tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Rối loạn tiêu hoá ở trẻ em gây nên tình trạng nôn chớ, đau bụng, tiêu chảy,… Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của bé. Chính vì vậy, bố mẹ cần phát hiện kịp thời triệu chứng để có phương án điều trị phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết nên làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa và cách phòng ngừa rối loạn tiếu hóa cho trẻ.

Cách khắc phục và phòng tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Nên làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài?

Bệnh tiêu hóa khá phổ biến ở trẻ nhỏ và có thể khỏi hoàn toàn. Nhưng cha mẹ không nên chủ quan vì nếu để lâu sẽ dẫn đến tổn thương đường ruột mạn tính. Bên cạnh đó, thức ăn không thể tiêu hóa hoàn toàn, trẻ không hấp thu được dưỡng chất dẫn đến suy dinh dưỡng, còi xương, chậm phát triển. Vì vậy, để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé yêu, cha mẹ cần tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời.

–  Chế độ dinh dưỡng đủ chất, hợp lý: Uống đủ nước, tăng cường chất xơ, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi như rau bina, cải xoăn, cà rốt, súp lơ,… để hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh, sự trao đổi chất tốt hơn. Ăn thêm thực phẩm giàu kẽm như sò, lòng đỏ trứng, đậu phộng, khoai lang,… để hỗ trợ tái tạo tế bào miễn dịch, giảm nguy cơ bị tiêu chảy, nhiễm trùng. Các mẹ lưu ý nên chọn thực phẩm tươi sống, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo vệ sinh khi chế biến.

–  Tạo lối sống khoa học, sạch, khỏe. Phụ huynh nên tập cho trẻ thói quen rửa sạch tay trước khi ăn, nhai kỹ thức ăn, chia nhỏ các bữa ăn để giúp giảm bớt áp lực lên hệ tiêu hóa, trẻ sẽ ăn ngon hơn và hấp thu tốt hơn. Trẻ cần tập thể dục hằng ngày với các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với độ tuổi để thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả.

–  Tránh căng thẳng, áp lực khiến con ăn mất ngon, ức chế quá trình tiêu hóa. Cần tạo không khí vui vẻ để bé thích thú với việc ăn.

Ngoài ra, để phòng và xử trí kịp thời rối loạn tiêu hóa, các mẹ có thể bổ sung men vi sinh cho con vì men vi sinh có chứa các lợi khuẩn tốt cho đường ruột, giúp cân bằng hệ vi sinh, giúp trẻ ăn ngon miệng, cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa, hỗ trợ tránh các bệnh về đường tiêu hóa trong đó có rối loạn tiêu hóa.

Cách khắc phục và phòng tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em hình 1

Cách khắc phục rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tiêu hóa cho trẻ như sức đề kháng yếu, trẻ dùng thuốc kháng sinh, chế độ dinh dưỡng của trẻ chưa hợp lý, cho trẻ ăn dặm quá sớm; ăn các thức ăn khó tiêu, hay ngộ độc thức ăn, trẻ sống trong môi trường không đảm bảo vệ sinh…

Khi thấy trẻ có dấu hiệu hoặc các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để các bác sĩ chuyên khoa xem xét, đưa ra chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh cũng như phương pháp điều trị đúng đắn.

Cha mẹ hoặc người thân không nên tự ý cho trẻ uống các loại thuốc kháng sinh, thuốc đau bụng hoặc tiêu chảy – táo bón mà không thông qua chỉ định bác sĩ, có thể khiến bệnh tình của bé nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng sức khỏe sau này.

Cần chú ý cung cấp các loại thực phẩm như sau:

  • Thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng với tối thiểu các nhóm dinh dưỡng gồm: Chất đạm, đường bột, chất béo, chất xơ, chất khoáng vitamin,…
  • Đảm bảo thực phẩm sạch, an toàn vệ sinh, chế biến và bảo quản đúng cách để vừa không làm mất đi giá trị dinh dưỡng của thực phẩm vừa an toàn tốt cho sức tiêu hóa của trẻ.
  • Chế biến kĩ giúp trẻ dễ tiêu hơn, mềm, dễ ăn.
  • Đảm bảo trẻ uống được uống nhiều nước, bổ sung dung dịch bù nước và chia nhỏ bữa ăn để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Những thực phẩm không nên cho trẻ ăn:

  • Nhóm đồ ăn nhanh thường khó tiêu, đầy bụng.
  • Thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn, bởi thường sẽ có chất bảo quản không tốt cho cơ thể của bé.
  • Bánh kẹo, đồ ngọt, và nước uống có gas.
  • Nhóm thực phẩm giàu chất béo.

Cách khắc phục một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em:

Nôn trớ:

Cách bế trẻ đúng cách bao gồm:

  • Ðầu và thân trẻ ở trên cùng một đường thẳng.
  • Mặt trẻ đối diện với vú, mũi trẻ đối diện với núm vú.
  • Thân trẻ thật sát thân bà mẹ.
  • Mẹ đỡ toàn bộ thân trẻ, không chỉ đỡ ở cổ và vai.

Cách giúp trẻ ngậm bắt vú tốt bao gồm:

  • Mẹ nên chạm vú vào môi trẻ.
  • Chờ đến khi miệng trẻ mở rộng.
  • Cho bé bú ở tư thế đứng.
  • Nhanh chóng đưa miệng trẻ vào vú, hướng cho môi dưới của trẻ ở dưới núm vú.

Đau bụng:

  • Sử dụng bình sữa mà giữ cho trẻ không nuốt không khí quá nhiều. Cho trẻ ngồi khi bú.
  • Ẵm trẻ trên tay, bế trẻ ở phía trước hoặc cho trẻ vào xe đẩy hoặc nôi. Đẩy bé nhẹ nhàng giúp xoa dịu cơn đau
  • Cho trẻ tắm nước ấm.
  • Massage bụng cho trẻ.
  • Không nên ép bé bú quá mức, điều này có thể khiến bé không thoải mái. Bạn hãy chờ ít nhất hai đến hai tiếng rưỡi rồi mới cho bé ăn lần tiếp theo.
  • Đặt em bé nằm sấp trên đầu gối của bạn một lát và xoa lưng nhẹ nhàng để làm giảm áp lực lên bụng của bé
  • Quấn ủ bé trong một tấm chăn lớn, mỏng để bé cảm thấy an toàn và ấm áp.

Tiêu chảy:

Tiếp tục cho bú bình thường và tăng số lần bú. Vì sữa mẹ vẫn được dung nạp rất tốt khi bị tiêu chảy, khi trẻ bú mẹ thì tiêu chảy ít hơn, nhanh khỏi hơn, do sữa mẹ có chứa đường Lactoza nên vẫn được hấp thu rất tốt khi bị tiêu chảy.

Nếu trẻ không có sữa mẹ thì cho trẻ ăn sữa bò hoặc sữa bột mà trước đó trẻ vẫn ăn nhưng phải cho ăn từng ít một và ăn nhiều bữa trong ngày. Nếu bú bình thì cần pha loãng hơn (giảm nửa lượng sữa, giữ nguyên lượng nước), cho ăn ít nhất 3 giờ một lần.

Táo bón:

Điều trị táo bón cho trẻ cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh, trong đó điều chỉnh chế độ ăn chính là bước quan trọng nhất:

– Cho trẻ uống nhiều nước.

– Ăn nhiều rau xanh và quả chín: Chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng như rau hoặc củ khoai lang, đu đủ, mồng tơi, chuối tiêu, cam, bưởi.

– Cho trẻ dùng sữa không gây táo bón, có thể bổ sung thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền với những trẻ đã có thể ăn dặm. Pha sữa đúng tỷ lệ 1 muỗng sữa gạt ngang cho mỗi 30ml nước sẽ giúp trẻ đi tiêu bình thường.

– Không cho những trẻ lớn ăn các loại hoa quả có vị chát như ổi, hồng xiêm hay bánh kẹo, nước uống có ga, cà phê,…

– Người mẹ bị táo bón khi nuôi con bú phải điều chỉnh kịp thời chế độ ăn.

– Cha mẹ cần tăng cường vận động cho bé (đối với trẻ lớn) hoặc massage bụng cho trẻ nhỏ.

– Tập cho trẻ thói quen đi đại tiện đúng giờ.

Bú kém:

– Đối với trẻ bú mẹ

Cải thiện chế độ dinh dưỡng của mẹ. Các mẹ nên ăn đa dạng các loại thực phẩm và ăn nhiều hơn lúc bình thường để đủ dinh dưỡng và năng lượng cho cả hai mẹ con. Trong khẩu phần ăn hàng ngày của mẹ cần được đảm bảo đủ bốn nhóm dưỡng chất là đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất, hạn chế các thức ăn có mùi nồng và chiên rán.

Tạo thói quen bú cho bé: Chia nhỏ thành nhiều cữ bú trong ngày, các cữ bú cách nhau khoảng 3 tiếng và nên cho bé ti mẹ trực tiếp. Tránh để bé quá đói rồi mới cho bú. Khi bé đã bú đủ, mẹ không nên cố ép bé bú thêm sẽ dễ gây nôn trớ.

Cho bé bú đúng tư thế: Mẹ cần cho bé bú đúng tư thế, tạo cảm giác thoải mái cho bé, hơn nữa là để sữa mẹ ra đều hơn.

Điều trị bệnh kịp thời cho bé: Khi bé có những biểu hiện khó chịu hay cơ thể có những triệu chứng bất thường, mẹ cần theo dõi, kiểm tra để tìm ra bệnh lý và có biện pháp xử lý kịp thời để bé không bị mệt mỏi gây bú ít.

Cách khắc phục và phòng tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em hình 2

– Đối với trẻ bú sữa công thức

Trường hợp sữa mẹ ít hoặc mẹ bị mất sữa, bé phải bú sữa ngoài, mẹ nên theo dõi và chọn loại sữa phù hợp với khẩu vị của bé nhưng vẫn cần đảm bảo chất lượng, đáp ứng đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé ở những tháng đầu đời.

Để bé làm quen với sữa công thức, mẹ cần chọn bình bú có chất liệu và kích cỡ đầu vú phù hợp với con, luôn chú ý khoảng cách giữa các cữ bú và liều lượng bú của bé để điều chỉnh cho phù hợp.

Cách khắc phục và phòng tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em hình 3

Cách phòng tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Trước khi phòng ngừa bệnh thì cần tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến bệnh là gì? Các nguyên nhân chủ yếu thường gây bệnh đường tiêu hóa điển hình như thực phẩm bị nhiễm bẩn, bị bệnh do kháng sinh, chế độ ăn uống không khoa học và điều độ,…

Để phòng bệnh tiêu hóa ở trẻ em một cách tốt nhất thì phụ huynh cần cho trẻ ăn uống theo một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý. Nên lưu ý đến việc chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, lịch ăn uống đúng giờ và hợp vệ sinh.

Một nguyên nhân khác như bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Lúc đó số lợi khuẩn bị hao hụt, tỉ lệ ít hơn vi khuẩn gây hại. Lúc này nên bổ sung thêm cho trẻ lợi khuẩn nhiều hơn.

Trẻ em mắc rối loạn tiêu hóa lâu ngày dễ dẫn đến tình trạng hấp thu kém, suy dinh dưỡng và chậm phát triển trí tuệ. Chính vì thế dự phòng rối loạn tiêu hóa cho trẻ vô cùng quan trọng.

– Người mẹ nên ăn uống đầy đủ và đa dạng khi mang thai, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.

– Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể trẻ: Trong thời gian này các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ và giúp trẻ nâng cao hệ miễn dịch, từ tháng thứ 6 trở đi mới cần cho trẻ ăn dặm, không nên ăn dặm quá sớm. Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm nên chọn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, tránh thực phẩm thô. Việc dung nạp thức ăn thô sớm khiến hệ tiêu hóa của bé còn non nớt dễ tổn thương và rối loạn.

– Đối với trẻ uống sữa công thức, mẹ nên hạn chế sữa động vật và đường lactose. Hoặc mẹ vẫn cho thể cho trẻ uống sữa với điều kiện pha loãng ra, cho uống từ từ từng chút một. Mẹ nên chú ý chọn loại sữa có nhiều chất xơ cho trẻ và không nên đổi sữa cho con liên tục. Khi cho trẻ uống sữa bột, cần pha sữa theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, không dùng sữa để quá một giờ đồng hồ. Bình và núm cần được rửa, tiệt trùng trước và sau khi sử dụng.

– Duy trì chế độ ăn uống khoa học và hợp lý, cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, cân đối theo lứa tuổi: Thực đơn dinh dưỡng của mẹ đang cho con bú và trẻ cần đa dạng và giàu vitamin, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Bữa ăn cần cân đối 4 nhóm thức ăn bao gồm: nhóm chất bột đường (có nhiều trong gạo, ngô, khoai, sắn,.. ), nhóm chất đạm (có trong thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua và các loại đậu), nhóm chất béo (mỡ động vật và dầu thực vật), nhóm vitamin và khoáng chất (các loại rau, củ, quả…).

– Đảm bảo ăn chín, uống sôi: Thực phẩm tươi sạch, rõ nguồn gốc. Không ăn thức ăn không biết rõ nguồn gốc, thức ăn để trong tủ lạnh quá lâu hay những thức ăn đường phố không rõ xuất xứ, thức ăn nhanh, hạn chế đồ ăn chiên, cay,…

– Hạn chế những đồ ăn vặt nhiều dầu mỡ, phụ huynh nên nấu ăn ở nhà để đảm bảo thực phẩm sạch, đủ chất và an toàn vệ sinh thực phẩm.

– Cần dạy trẻ rửa tay kỹ, đúng cách bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

rửa tay

– Rèn luyện thói quen ăn uống khoa học, điều độ, đúng giờ.

– Không để trẻ bú quá no, tập cho trẻ thói quen ăn uống và đi tiêu đúng giờ.

– Rèn luyện thể chất mỗi ngày.

rèn luyện thể chất

– Giữ gìn vệ sinh thân thể và môi trường sống xung quanh bé: Vệ sinh môi trường xung quanh, đồ chơi của trẻ sạch sẽ.

– Giữ vệ sinh sạch sẽ, tẩy giun sán định kỳ: nên cho trẻ uống thuốc tẩy giun sán định kỳ 6 tháng/lần; giữ vệ sinh cho trẻ khi chơi đùa để phòng tránh nguy cơ nhiễm giun sán. Đồ chơi của trẻ cũng cần được vệ sinh 2 tuần/lần, không cho trẻ đưa đồ chơi vào miệng để tránh vi khuẩn gây bệnh xâm nhập.

– Tránh tùy tiện dùng thuốc cho trẻ mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

– Thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho bé để tránh được nhiều căn bệnh nguy hiểm và cả những vấn đề rối loạn tiêu hóa.

tiêm phòng

Các bệnh lý tiêu hóa ở trẻ là tình trạng không thể chủ quan, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, quá trình phát triển cơ thể và trí não của trẻ. Khi hệ tiêu hóa của trẻ có vấn đề, điều đầu tiên các bậc phụ huynh nên làm là hãy đưa trẻ đến bệnh viện đảm bảo để được hỗ trợ và điều trị kịp thời.

Các bậc phụ huynh nên quan tâm tới vấn đề tiêu hóa của trẻ và cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi trẻ gặp rối loạn tiêu hóa để được khám, chẩn đoán và có biện pháp điều trị thích hợp.

Chúc gia đình bạn đặc biệt là các bé của bạn luôn khỏe mạnh!

Nguồn : bau.vn