Cách làm giảm đau xương cụt trong thời gian thai kỳ

Bên cạnh những triệu chứng đáng ghét như ốm nghén, ợ nóng, táo bón… thì suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu còn phải đối mặt với tình trạng đau xương cụt khi mang thai nữa.

Đau xương cụt khi mang thai là tình trạng bà bầu cảm thấy đau nhức hoặc nhói ở vùng mông hoặc hông. Cơn đau này có thể lan xuống vùng háng, hai bắp chân, đầu gối và thậm chí là mắt cá chân nữa.Những người đã từng “trải nghiệm” qua cơn đau này đều nhận thấy, cảm giác đau luôn bắt nguồn từ một điểm rồi lan rộng ra xung quanh.

đau xương cụt

Hoàn toàn là bình thường khi bạn mắc phải tình trạng này, bởi lẽ ngày qua ngày, thai nhi trong bụng bạn phát triển dần, khiến tăng áp lực ở các chi dưới dẫn đến xuất hiện những cơn đau nhức. Dự kiến, cơn đau sẽ tăng lên rất nhiều ở giai đoạn gần đến ngày sinh. Một số trường hợp sau khi sinh, người mẹ vẫn còn cảm thấy đau vùng xương cụt.

Dưới đây là những cách làm giảm đau xương cụt khi mang thai:

Sinh hoạt vận động đúng cách

đau xương cụt

Các mẹ bầu cần biết cách sinh hoạt vận động hợp lý hơn bằng cách không nên ngồi hoặc nằm một tư thế lâu vì làm vậy càng gia tăng áp lực lên xương cụt gây đau nhức. Do vậy nên thay vào đó bạn nên tăng cường vận động nhẹ hợp lý và khi ngồi nên có tựa sau lưng đồng thời giữ chân vuông góc với mặt sàn.

Tránh xa táo bón

Điều này nghe có vẻ không liên quan, nhưng thực chất nó lại gây tác động không nhỏ tới đau xương cụt trong thai kỳ do sự thay đổi của nhu động ruột tương tác tới các mô xương chậu và khớp háng. Mẹ hãy ăn uống các chất dễ tiêu hóa, uống nước nhiều và đi bộ nhẹ nhàng để giảm táo bón khi mang thai nhé.

Ngâm nước nóng

Đây cũng làm một cách giảm đau vùng xương cụt hiệu quả lại giúp chị em thư giãn đầu óc hơn do nước nóng sẽ làm các dây thần kinh giãn nở máu lưu thông tốt hơn sẽ giúp giảm đau nhanh một cách tự nhiên an toàn hơn.

Chườm nước ấm

đau xương cụt

Cách dùng nhiệt tác động vào lưng giúp nới lỏng các mô và làm dịu cơn đau. Mẹ có thể ngâm mình trong bồn tắm nước ấm, nhỏ vào đó một chút tinh dầu mẹ sẽ thấy thư thái dễ chịu hơn nhiều.Chú ý đừng sử dụng nước với nhiệt độ cao sẽ không tốt cho em bé của bạn.

Bổ sung canxi hợp lý

Bạn nên bổ sung canxi hợp lý theo chỉ định của các bác sĩ để xương trở nên chắc khỏe hơn ngăn chặn các ảnh hưởng của việc cân nặng hay thai nhi làm xương yếu hơn.

Đeo đai hỗ trợ vùng bụng

Để giúp bạn giảm áp lực dồn lên phần xương dưới thắt lưng, giúp bạn cải thiện tư thế và giảm mệt mỏi nhất là trong tam cá nguyệt cuối. Đai này mẹ tham khảo tại các cửa hàng mẹ và bé.

Tập các bài thể dục nhẹ nhàng

Bạn có thể tập các bài thể dục nhẹ theo hướng dẫn của các chuyên gian để bảo vệ xương khớp hơn. Tập yoga là một cách tốt nhất để bảo vệ xương khớp mà ai cũng nên biết.

Tránh tăng cân quá nhanh và quá nhiều

Việc tăng cân quá nhanh sẽ tăng áp lực lên xương cụt của bạn cũng như kéo theo nhiều vấn đề tiêu cực tới sức khỏe của mẹ và bé.

Không nên đứng hoặc ngồi trong thời gian dài

Nếu do tính chất công việc, mẹ bầu có thể thay đổi vị trí đều đặn sẽ tạo cảm giác tốt hơn. Đôi khi bạn nên đi quanh chỗ ngồi của mình vài phút, lặp lại nhiều lần trong ngày giúp lưu thông máu và làm các đốt xương linh hoạt hơn.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng