Cách phòng tránh tình trạng thai nhi chậm phát triển trong tử cung

Trọng lượng của thai nhi bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau. Thai nhi nhẹ cân sau khi chào đời sẽ gặp rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho sự phát triển trong tương lai. Đây cũng là vấn đề luôn được coi trọng hàng đầu ở mẹ bầu.

Mẹ bầu nên làm gì khi nghi ngờ thai nhi phát triển chậm?

Bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện những kiểm tra như siêu âm Doppler hay kiểm tra sự lưu thông máu từ nhau thai đến bào thai để biết sự phát triển của thai nhi. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào đến sự phát triển của thai nhi, bác sĩ sẽ tư vấn giúp bạn hoặc đề nghị đo tim thai và yêu cầu bạn theo dõi cử động của thai nhi. Nếu tình trạng thai nhi trong tử cung có vẻ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định bạn sinh mổ vì sinh tự nhiên qua ngả âm đạo có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé.

Thai nhi chậm phát triển ở tuần thứ 5 nên làm gì? | VinmecSiêu âm để phát hiện thai nhi chậm phát triển

Cách kiểm soát sự phát triển của thai nhi

Nếu thai nhi của bạn phát triển chậm, bác sĩ sẽ tiến hành khám và làm các xét nghiệm để đánh giá chính xác những gì đang diễn ra và đưa ra cách xử trí phù hợp.

Giai đoạn 0: Bạn được tiến hành kiểm tra siêu âm Doppler. Nếu kết quả không bình thường, bạn sẽ chuyển sang giai đoạn 1.

Giai đoạn 1: Bạn sẽ được yêu cầu chăm sóc ngoại trú nếu không mắc chứng tiền sản giật. Tuy nhiên, bạn phải đi khám 2 lần/tuần. Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc corticosteroid trong khi được chẩn đoán.

Giai đoạn 2: Bạn sẽ nhập viện và phải kiểm tra tiền sản giật 2 lần/ngày. Nếu kết quả kiểm tra không thay đổi, bạn sẽ được chỉ định sinh ở tuần 34. Nếu kết quả dao động, có thể bạn sẽ được cho sinh mổ.

Giai đoạn 3: Bạn sẽ được chỉ định sinh ở tuần thứ 32 của thai kỳ.

mang-thai-tuan-13 » Truyện cổ tích | Truyện dân gian việt nam | Video ca nhạc hay cho béNếu thai nhi của bạn phát triển chậm, bác sĩ sẽ tiến hành khám và làm các xét nghiệm để đánh giá chính xác những gì đang diễn ra và đưa ra cách xử trí phù hợp.

Cách phòng tránh tình trạng thai nhi chậm phát triển trong tử cung

1. Có một chế độ dinh dưỡng cho bà bầu hợp lí để cung cấp đầy đủ chất cho mẹ và bé:

  • Bổ sung sắt, axit folic và canxi đúng thời điểm, đúng liều lượng theo khuyến nghị. Thường thì ngay khi có kế hoạch mang thai hoặc khi biết mình mang thai mẹ bầu cần bổ sung ngay sắt và axit folic.
  • Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ bao gồm: sắt, axit folic, canxi, i-ốt, vitamin B6, B12 vitamin C, D, kẽm…

Các chất dinh dưỡng bạn nên bổ sung để cải thiện sức khỏe cho mắt

Có một chế độ dinh dưỡng cho bà bầu hợp lí để cung cấp đầy đủ chất cho mẹ và bé

  • Các loại thức ăn giàu đạm như tôm, cua, trứng sữa, chỉ nên ăn từ 150 – 170g/ngày. Trong suốt thai kỳ, thai phụ chỉ nên tăng từ 9 – 14kg, mang đa thai tăng từ 15 – 20kg.
  • Từ bỏ thói quen xấu sử dụng những chất kích thích như rượu và thuốc lá trong thời kỳ mang thai.
  • Hạn chế các thực phẩm, các chất chứa caffeine

2. Chế độ làm viẹc, nghỉ ngơi:

  • Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý đảm bảo sức khỏe mẹ và thai nhi. Kết hợp rèn luyện các bài thể thao nhẹ nhàng. Bạn nên thường xuyên thực hành bài tập hít thở thoải mái và giảm căng thẳng vì stress là một trong những nguyên nhân chính khiến thai nhi bị nhẹ cân. Hãy ngồi thoải mái và hít thở sâu bằng mũi sau đó thở tất cả không khí ra qua miệng. Trong khi thở, dạ dày của bạn sẽ co bóp giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi.
  • Giữ tinh thần thoải mái dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh suy nghĩ nhiều, tránh làm các công việc nặng nhọc.

Dưỡng thai trên giường như thế nào là tốt nhất với mẹ bầu? | theAsianparent Vietnam

Giữ tinh thần thoải mái dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh suy nghĩ nhiều, tránh làm các công việc nặng nhọc

3. Kiểm tra, theo dõi và hỏi ý kiến bác sĩ thường xuyên:

  • Hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, vì có một số loại thuốc dẫn đến nguy cơ thai chậm phát triển.
  • Hãy chắc rằng bạn đi khám thai đầy đủ vì bất kỳ trục trặc nào về sức khỏe sẽ được phát hiện và can thiệp sớm.

Thai nhi có phát triển tốt thì mới có thể sinh ra an toàn và khỏe mạnh, từ đó thể chất và trí não của bé sau khi chào đời cũng được phát triển một cách toàn diện nhất. Vì vậy, mẹ bầu nên lưu ý và tìm hiểu kỹ các thông tin quan trọng về thai nhi như cân nặng thai nhi, các dấu hiệu thai nhi bất thường… để theo dõi, kiểm soát tình trạng của thai nhi thường xuyên, tránh trường hợp thai nhi phát triển chậm hay các biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.