Cách sống chung với người bệnh lao để tránh bị nhiễm vi trùng lao

Làm thế nào để hạn chế nguy cơ lây nhiễm khi sống chung với người bệnh lao? Đồng thời, nếu không may nhiễm bệnh thì nên xử trí thế nào?

Cùng theo dõi bài viết sau của bau.vn để biết cách sống chung với người bệnh lao, đồng thời chủ động chăm sóc bản thân và người bệnh.

Giảm nguy cơ lây nhiễm khi sống chung với người bệnh lao

Bệnh lao gồm lao phổi và các dạng lao ngoài phổi. Tuy nhiên, chỉ có lao phổi ở thể hoạt động là có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác qua không khí. Khi một người bệnh lao ho, nói, cười, hát hoặc hắt hơi vi trùng bệnh sẽ phát tán ra không khó. Bởi vậy, bất kỳ ai ở gần người bệnh đều có thể hít phải vi trùng lao vào phổi và mắc bệnh, đặc biệt là những người tiếp xúc với bệnh nhân hằng ngày như người nhà, đồng nghiệp, bạn cùng lớp. Bệnh lao phổi sẽ không lây qua quần áo, bát đũa, nhà vệ sinh hay khi bắt tay.

Đối với các thể lao ngoài phổi như lao hạch, lao màng tim, lao màng bụng,… thì sẽ không lây nhiễm. Vì thế, bạn chỉ cần chú ý tới cách sống chung với người bị bệnh lao phổi nhằm tránh bị lây bệnh, còn đối với các thể lao còn lại thì vẫn sinh hoạt với họ như bình thường.

Khi sống và sinh hoạt chung với người mắc lao phổi cần chú ý những điều sau:

  • Bệnh nhân nên được cách ly trong phòng riêng để điều trị cho tới khi bác sĩ xác nhận người bệnh đã không còn khả năng lây nhiễm nữa.
  • Người nhà có thể hỗ trợ chăm sóc người bệnh bằng cách cho họ uống thuốc trị lao theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, hãy quan tâm đến chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và để bệnh nhân nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Khi tiếp xúc gần, cả người bệnh và người sống chung đều phải đeo khẩu trang che kín mũi, miệng.
  • Sau khi chăm sóc người bệnh lao thì phải rửa tay với xà phòng và vứt khẩu trang vào thùng rác có nắp đậy để tránh vi trùng lây lan.
  • Phòng cách ly của người bệnh phải luôn sạch sẽ, thông thoáng.
  • Tự bảo vệ bản thân bằng cách bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh, ngủ đủ giấc và hạn chế hút thuốc lá, uống rượu.
  • Trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh nền và những người có hệ miễn dịch kém là những đối tượng dễ bị lây nhiễm vi trùng lao nhất. Bởi vậy, những đối tượng kể trên nên hạn chế tiếp xúc với người bệnh lao nhất có thể.

Nếu không may nhiễm lao thì phải xử trí như thế nào?

Nếu bị nhiễm vi trùng lao thì bạn cũng không nên quá lo lắng bởi lao thường ở dạng tiềm ẩn chứ chưa gây bệnh ngay. Vào lúc này bạn nên ăn uống đầy đủ, tập luyện thể dục thể thao và thả lỏng tinh thần để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, ngăn không cho vi khuẩn có cơ hội hoạt động.

Còn nếu vẫn phát triển thành bệnh lao thì hãy điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ. Trên thực tế, hầu hết các trường hợp lao phổi hiện nay đều có thể chữa khỏi bằng thuốc theo phác đồ điều trị lao của chương trình phòng chống lao Quốc gia.

Vậy những người mắc bệnh lao phổi thì có thể đi làm không? Câu trả lời là không bởi lao phổi rất dễ lây qua không khí khi tiếp xúc thường xuyên trong không gian kín. Bởi vậy, cách tốt nhất là không nên đi làm, đi học mà hãy tự cách ly tại nhà.

Mỗi bệnh nhân sẽ có thời gian tự cách ly khác nhau. Khi đi khám. bạn sẽ được các bác sĩ sẽ làm xét nghiệm để biết khi nào có thể ngừng cách ly. Sau khi điều trị, bệnh lao sẽ thuyên giảm và không còn lây lan nữa. Khi ấy bạn có thể quay trở lại cuộc sống như bình thường.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sống chung với người bị bệnh lao để hạn chế nguy cơ bị lây nhiễm bệnh.

Nguồn : bau.vn

  • Không cần thuốc tây: 6 vị thuốc dân gian giúp ổn định tiêu hóa ngày nắng nóng

    Mùa hè là thời điểm cơ thể dễ gặp các vấn đề tiêu hóa như đầy bụng, tiêu chảy, khó tiêu hay ngộ độc thực phẩm do thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Thay vì lạm dụng thuốc tây, nhiều người lựa chọn sử dụng các vị thuốc dân gian, vừa an toàn vừa có hiệu quả phòng và hỗ trợ điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp. Dưới đây là 6 vị thuốc đơn giản, dễ tìm nhưng rất hiệu nghiệm trong mùa hè.
  • Giải mã lượng nước cơ thể cần mỗi ngày theo khoa học

    Bạn có chắc mình đã uống đủ nước hôm nay? Nhiều người chỉ nhớ đến nước khi cảm thấy khát, nhưng lúc đó cơ thể đã bắt đầu thiếu nước. Uống đủ nước không chỉ giúp da đẹp, dáng thon mà còn ảnh hưởng đến trí nhớ, tiêu hóa và sức khỏe tổng thể mỗi ngày.
  • Thời điểm vàng để uống giấm táo mỗi ngày

    Giấm táo từ lâu đã được biết đến như một “thần dược” tự nhiên, với hàng loạt lợi ích cho sức khỏe: hỗ trợ tiêu hóa, giúp kiểm soát đường huyết, hỗ trợ giảm cân và thậm chí cải thiện làn da. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết khi nào là thời điểm tốt nhất để uống giấm táo để phát huy tối đa công dụng và hạn chế tác dụng phụ.
  • 10-3-2-1-0: Công thức vàng cho giấc ngủ ngon không cần thuốc

    Giấc ngủ chất lượng là yếu tố then chốt giúp cơ thể phục hồi, tinh thần minh mẫn và cải thiện hiệu suất làm việc lẫn học tập. Tuy nhiên, trong nhịp sống hiện đại, nhiều người vật lộn với tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu, thức dậy mệt mỏi.Một quy tắc được chia sẻ rộng rãi trong cộng đồng sức khỏe, đặc biệt bởi huấn luyện viên thể hình Craig Ballantyne, được gọi là "quy tắc 10-3-2-1-0" – như một lộ trình đơn giản giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Dù ban đầu được giới thể hình áp dụng, quy tắc này ngày càng phổ biến trong đời sống thường nhật vì dễ nhớ, dễ làm và mang lại hiệu quả rõ rệ
  • Ăn gì để không ngủ ngáy? Chế độ ăn giúp bạn yên giấc cả đêm

    Ngủ ngáy – một vấn đề tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại gây ra không ít phiền toái. Không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của chính người ngáy, nó còn khiến người nằm cạnh "khóc thét" vì những tiếng gầm gừ như... động cơ. Tin vui là, ngoài việc thay đổi tư thế ngủ hay tìm đến các biện pháp y khoa, chế độ ăn uống cũng có thể giúp bạn giảm đáng kể tình trạng ngủ ngáy.
  • Vì sao càng ăn chất béo lành mạnh, bạn càng dễ giảm cân?

    Khi bắt đầu hành trình giảm cân, nhiều người thường hiểu lầm rằng càng kiêng chất béo càng tốt. Tuy nhiên, việc loại bỏ hoàn toàn chất béo ra khỏi khẩu phần ăn không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn cản trở tiến trình giảm cân một cách hiệu quả và bền vững. Sự thật là: chất béo “tốt” không những không gây béo mà còn hỗ trợ giảm cân, kiểm soát cảm giác thèm ăn và cải thiện quá trình trao đổi chất.Vậy, chất béo tốt là gì và tại sao cơ thể bạn vẫn rất cần nó khi đang giảm cân?