Cảnh báo “hiểm họa tiềm ẩn” từ đồ uống có đường với sức khỏe

Trà sữa, nước ngọt, nước tăng lực, cà phê pha sẵn… là những loại đồ uống có đường được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, ít ai nhận ra rằng việc tiêu thụ quá nhiều đường từ những loại đồ uống này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.

Theo PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, không giống như đường ở dạng rắn (như trong bánh, kẹo, socola…), đường dạng lỏng như trong nước giải khát, đồ uống có đường có hại nhiều hơn với cơ thể. 

Tiêu thụ nhiều nước giải khát – loại đồ uống có đường phổ biến nhất, được xác định là một trong những nguyên nhân gây ra thừa cân, béo phì, các rối loạn chuyển hóa cả ở người trưởng thành và trẻ em. 

Việc tăng tiêu thụ đồ uống có đường dẫn đến tình trạng dư thừa năng lượng gây thừa cân, béo phì nhưng lại thiếu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Điều này làm tăng tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp và các biến chứng về tim mạch, đột quỵ, tử vong, các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, răng miệng, xương…

Thực tế, tình trạng thừa cân, béo phì và các bệnh mãn tính đang tăng rất nhanh ở nước ta. 10 năm trước, tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em là 8,5% nhưng nay lên 19%, còn người trưởng thành ở mức gần 20%. 

Hãy hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường để bảo vệ sức khỏe của bạn

Tại Việt Nam, tiêu thụ đồ uống có đường đã tăng mạnh trong những năm qua. Theo số liệu Euromonitor 2023, tổng tiêu thụ nước giải khát có đường (loại đồ uống có đường phổ biến nhất) đã tăng 4 lần từ 1,59 tỷ lít năm 2009 lên 6,67 tỷ lít năm 2023. Dự báo tiếp tục gia tăng khoảng 6,4% trong giai đoạn từ 2025-2030.

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường là biện pháp quan trọng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nhằm giảm mức tiêu thụ và các tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe. Tính đến 8/2023, 117 quốc gia áp thuế đối với đồ uống có đường. Bằng chứng từ các quốc gia này cho thấy mức tiêu thụ sản phẩm đã giảm đáng kể so với các nước không áp dụng thuế. 

Trong Dự thảo Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), có hàm lượng đường trên 5g/100ml được bổ sung vào đối tượng chịu thuế với thuế suất là 10%.

Đánh giá việc áp dụng thành công thuế tiêu thụ đặc biệt với sản phẩm này sẽ là yếu tố quan trọng, tuy nhiên WHO lưu ý rằng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt theo tỷ lệ 10% trên giá xuất xưởng sẽ có tác động rất khiêm tốn (khoảng 5%) đến giá bán lẻ của đồ uống có đường. Điều này khiến tác dụng giảm mức tiêu thụ đồ uống có đường rất khiêm tốn. 

Bộ Y tế cho rằng mức tăng giá bán lẻ như vậy (khoảng 5%) là không đáng kể, chưa đủ để tác động làm thay đổi hành vi tiêu dùng. Giá bán các sản phẩm nước giải khát hiện nay đang rất rẻ, đặc biệt là loại đóng chai lớn. Nếu mức tăng thấp, giá bán lẻ tăng lên không đáng kể nên giá bán vẫn rất rẻ so với mức chi tiêu của người dân. 

Ví dụ: sản phẩm nước giải khát hiện nay đang có giá là 7.000-10.000 đồng/chai/lon, sau khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ tăng có 350-500 đồng/chai/lon. 

Để giảm tiêu thụ đồ uống có đường, WHO đã khuyến nghị Bộ Tài chính xem xét đưa ra lộ trình tăng thuế suất, đến năm 2030 thuế suất là 40% giá xuất xưởng để giá bán lẻ đồ uống có đường tăng thêm 20%, từ đó giảm khả năng chi trả và tiêu thụ. Còn Bộ Y tế đề nghị áp thuế suất 40% đối với nước giải khát có đường (hoặc 30% từ năm 2026 sau tăng lên 40% theo lộ trình đến năm 2030). 

Nguồn : bau.vn

  • Tập thể dục trong giờ nghỉ trưa: Bí quyết khoẻ đẹp chốn công sở

    Tập thể dục trong giờ nghỉ trưa: Bí quyết khoẻ đẹp chốn công sở

    Giờ nghỉ trưa tại văn phòng thường được dành cho việc ăn uống và chợp mắt. Tuy nhiên, chỉ cần 10–15 phút vận động nhẹ nhàng, bạn đã có thể cải thiện sức khỏe thể chất, tinh thần và tăng hiệu suất làm việc đáng kể. Vậy làm thế nào để tập thể dục ngay tại nơi công sở mà không mất nhiều thời gian hoặc gây phiền phức cho người xung quanh?
  • Tại sao bạn ăn ít nhưng mỡ bụng vẫn không hề giảm ?

    Tại sao bạn ăn ít nhưng mỡ bụng vẫn không hề giảm ?

    Nhiều người nghĩ rằng ăn ít sẽ giúp giảm mỡ bụng, nhưng thực tế, có nhiều lý do khiến bạn ăn ít nhưng mỡ bụng vẫn không giảm. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến:
  • Bơi Sinh Tồn: Kiểu Bơi Giúp Tăng Cơ Hội Sống Sót Khi Gặp Nạn Dưới Nước

    Bơi Sinh Tồn: Kiểu Bơi Giúp Tăng Cơ Hội Sống Sót Khi Gặp Nạn Dưới Nước

    “Survival swimming” – bơi sinh tồn – không chỉ là một kỹ năng bơi lội thông thường mà còn là kỹ năng cứu sống chính mình trong những tình huống nguy cấp dưới nước. Đây là kỹ thuật đặc biệt quan trọng đối với người làm trong ngành hàng hải, cứu hộ, hoặc những ai thường xuyên di chuyển qua sông, hồ, biển.
  • Cảnh báo

    Cảnh báo "hiểm họa tiềm ẩn" từ đồ uống có đường với sức khỏe

    Trà sữa, nước ngọt, nước tăng lực, cà phê pha sẵn… là những loại đồ uống có đường được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, ít ai nhận ra rằng việc tiêu thụ quá nhiều đường từ những loại đồ uống này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.
  • Không cần thuốc tây: 6 vị thuốc dân gian giúp ổn định tiêu hóa ngày nắng nóng

    Không cần thuốc tây: 6 vị thuốc dân gian giúp ổn định tiêu hóa ngày nắng nóng

    Mùa hè là thời điểm cơ thể dễ gặp các vấn đề tiêu hóa như đầy bụng, tiêu chảy, khó tiêu hay ngộ độc thực phẩm do thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Thay vì lạm dụng thuốc tây, nhiều người lựa chọn sử dụng các vị thuốc dân gian, vừa an toàn vừa có hiệu quả phòng và hỗ trợ điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp. Dưới đây là 6 vị thuốc đơn giản, dễ tìm nhưng rất hiệu nghiệm trong mùa hè.
  • Giải mã lượng nước cơ thể cần mỗi ngày theo khoa học

    Giải mã lượng nước cơ thể cần mỗi ngày theo khoa học

    Bạn có chắc mình đã uống đủ nước hôm nay? Nhiều người chỉ nhớ đến nước khi cảm thấy khát, nhưng lúc đó cơ thể đã bắt đầu thiếu nước. Uống đủ nước không chỉ giúp da đẹp, dáng thon mà còn ảnh hưởng đến trí nhớ, tiêu hóa và sức khỏe tổng thể mỗi ngày.