Tay chân có chức năng cầm nắm, di chuyển và thường dựa vào cảm giác để điều chỉnh những hoạt động như rút tay chân lại khi chạm phải vật nóng, chọn địa hình bằng phẳng để đi tránh địa hình phức tạp… Nên nếu bị tê chân tê tay, bạn sẽ mất đi cảm giác, thậm chí năng hơn có thể gây mất cảm giác hoàn toàn. Vậy đó là dấu hiệu của những căn bệnh nào?
Lúc đầu có thể bạn tê rần ở các đầu ngón tay, có cảm giác như bị châm chích ở đầu ngón tay hoặc bị giảm cảm giác. Những triệu chứng này có thể ngày càng nặng hơn, lan dần lên phía bàn tay, cổ tay, cẳng tay, cánh tay… và có thể dẫn đến tình trạng mất hết cảm giác.
Biểu hiện tê chân tay thường gặp
Thông thường khi mới bị tê chân tê tay, bạn sẽ thấy tê nhẹ ở các đầu ngón tay, cảm giác như bị châm chích, dị cảm, kiến bò, tê buồn, chuột rút, tay chân nhức mỏi rất khí chịu. Theo thời gian, mức độ tê đau càng tăng, các ngón tay bị tê nhức, tê buốt nhiều hơn và đau lan rộng cánh tay và cẳng tay làm việc cầm nắm và cử động khó khăn hơn.
Các triệu chứng này có thể xuất hiện ở các ngón chân, bàn chân, cổ chân, cẳng chân, đùi, mông, vùng thắt lưng.
Ngoài những biểu hiện kể trên, bệnh tê chân tê tay còn có một số dấu hiệu khác tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh như đau vai gáy, đau thắt lung do thoái hóa cột sống. Nếu đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Nếu tê chân tê tay kèm biểu hiện ăn nhiều, uống nhiều, gầy nhiều là do bệnh tiểu đường và liệt vận động trong viêm da dây thần kinh…
Tê chân tay – dấu hiệu của một số bệnh nghiêm trọng
Chúng ta có thể nhận biết mình đang bị bệnh căn bệnh hay nguyên nhân nào thông qua những triệu chứng gây tê bì chân tay dưới đây.
– Tê chân tay do căn bệnh tiểu đường, mỡ máu cao: Do rối loạn chuyển hóa như bệnh tiểu đường, cao mỡ máu, xơ vữa động mạch, béo phì. Nếu bạn mắc phải các chứng bệnh này thì một trong các triệu chứng xảy ra là mất dần cảm giác ở các chi, khi bệnh càng nặng thì tê càng nhiều và có thể dẫn tới teo cơ.
– Tê chân tay do căn bệnh thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, cột sống thắt lưng: Khi mắc những bệnh lý này thì dây thần kinh, rễ thần kinh bị chèn ép dẫn đến tê chân tê tay. Bạn sẽ thấy tê dọc cánh tay kèm theo đau, mỏi cổ và vai gáy trong thoái hóa và thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Tê bại kèm đau mỏi vùng mông, chạy dọc xuống chân trong thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống lưng…
– Tê tay do hội chứng ống cổ tay: đây là một trong số nhiều nguyên nhân bệnh lý gây chứng tê tay, các ngón tay tê trừ ngón út và đau tăng khi lái xe, có khi nhức cổ tay về đêm.
– Tê chân tay cũng có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu sinh tố B1, B12, acid folic, canxi, kali… Nguyên nhân này thường gặp ở người gầy yếu, thể lực suy kém, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em kém ăn.
– Bệnh nhiễm độc thạch tín, thủy ngân và gây viêm thần kinh do uống rượu, sử dụng ma túy, nhiễm trùng mạn tính cũng có thể là nguyên nhân gây tê chân tay.
Nếu để tê bì chân tay kéo dài ngày này qua ngày khác
Nếu nguyên nhân bạn bị tê chân bì chân tay là do sinh lý thì chỉ cần bạn thay đổi tư thế, vận động chân tay nhẹ nhàng hoặc xoa bóp chân tay có thể sẽ hết hoặc giảm ngay tình trạng tê chân tay.
Với những nguyên nhân gây tê chân tê tay là bệnh lý nếu không phát hiện và xử lý kịp thời sẽ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm. Trong trường hợp tê chân tê tay do tiểu đường nếu không phát hiện ra sẽ biến chứng thần kinh, mạch máu khiến người bệnh dễ ngã, khi bị vết thương nhưng không có cảm giác, vết thương khó lành, dễ nhiễm trùng lâu khỏi. Nếu để kéo dài có thể gây loét các chi, nhiễm trùng máu, có thể dẫn tới cắt bỏ chi và tử vong.
Trong trường hợp tê chân tay do các bệnh lý thoái hóa đốt và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bạn sẽ thấy đau đớn, giảm năng lực lao động và yếu cơ, liệt chi, thậm chí mất khả năng vận động. Khi bệnh nặng, bác sĩ sẽ phải phẫu thuật để giải phóng thần kinh, mạch máu bị chèn ép.
Với người thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể sẽ thấy tê bại kèm đau mỏi vùng mông, chạy dọc xuống chân đồng thời khiến bạn đau đớn, khó khăn trong lao động và vận động, để lâu cũng sẽ gây yếu cơ, liệt chi và tàn phế.
Nếu tê tay do hội chứng ống cổ tay lâu có thể ảnh hưởng đến khả năng cầm nắm, khả năng lao động và thậm chí còn tàn phế.
Xử lý đúng cách giúp trị cả nguồn gốc bệnh lẫn tê chân tay
Với tê chân tay sinh lý không cần điều trị, chỉ cần tăng vận động thể dục thể thao, xoa bóp thư giãn tay chân. Bạn tránh ngồi nhiều, đứng lâu, có thể chườm lạnh chườm nóng, xoa bóp chân và bàn chân giúp cải thiện lưu lượng máu và giảm các triệu chứng tê chân.
Với các trường hợp tê chân tay lặp lại nhiều lần, kéo dài hoặc do bệnh lý, cần được xử lý sớm và kịp thời để tránh biến chứng xấu.
Trước tiên bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám cẩn thận và tùy theo căn nguyên gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cách thích hợp, thông thường bạn sẽ được điều trị các bệnh lý gây tê chân tay.
Với căn bệnh tiểu đường, mỡ máu cao, xơ vữa động mạch cần kiểm soát đường huyết tốt.
Nếu nguyên nhân là do thoái hóa hoặc thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, cột sống thắt lưng hay do hội chứng ống cổ tay cần ngăn chặn thoái hóa tiếp bằng cách bổ sung Canxi, vitamin D, MK7 cùng các khoáng chất cần cho sức khỏe xương. Để xử lý hiệu quả hơn bạn có thể kết hợp với liệu pháp massage, vật lý trị liệu… giúp giải phóng các rễ thần kinh, mạch máu bị chèn ép.
Tiếp theo để cải thiện tình trạng tê chân tay, ngăn ngừa các mạch máu, rễ thần kinh bị tổn thương, bạn nên chọn dùng sản phẩm có Ginkgo Biloba, cao Blueberry, Chondrotin, vitamin B2. Vitamin B6, tiền Vitamin B1 (Fursultiamine). Sản phẩm này sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, bảo vệ hệ thần kinh, hỗ trợ đẩy lùi tê bì chân tay, dị cảm đầu chi, giảm các biến chứng thần kinh và mạch máu ở bệnh nhân đái tháo đường, rối loạn lipid. Đồng thời sản phẩm có tác dụng cải thiện tê chân tay, đau dây thần kinh, đau mỏi lung, vai gáy, đau do thoái hóa khớp, nhức mỏi mắt. Đây là giải pháp tối ưu giúp cải thiện tê bì chân tay do bệnh lý.
Cần chú ý gì khi xử lý tê chân tê tay
Vận động thường xuyên: Đa số mọi người đều ngại cử động khi bị tê chân tê tay, đặc biệt là các động tác có sử dụng chân tay. Muốn thoát khỏi tình trạng này, bạn nên tăng cường luyện tập thể dục thể thao. Bạn có thể chọn môn thể thao phù hợp với sức khỏe, có cường độ vừa phải. Mỗi ngày tập 30 phút với các môn thể thao như đi bộ, dưỡng sinh, yoga…
Bạn nên tránh ngồi, đứng quá lâu một chỗ: Nếu đi làm bạn nên đứng dậy đi lại sau 1 – 2 tiếng ngồi ghế. Thư giãn 5 – 10 phút sẽ giúp bạn giảm mệt mỏi lẫn tê chân tay. Chú ý không ngồi xổm, không cúi người mang vác vật nặng cũng như đi giày dép chật, giữ cho chân tay không bị lạnh quá.
Chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ dinh dưỡng như ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, nhiều rau xanh và hoa quả để cung cấp vitamin cho cơ thể. Loại bỏ thực phẩm không tốt cho cơ thể như không ăn quá nhiều thực phẩm có cholesterol, không uống rượu, bia, hút thuốc lá … Vì các chất kích thích sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. thay đổi thực đơn ăn liên tục; ăn nhiều rau xanh và hoa quả nhằm bổ sung vitamin, đặc biệt bổ sung các loại vitamin có lợi cho máu như B1, B2, B6, B12…
Nguồn : bau.vn