Cha mẹ cần làm gì để bé có hàm răng đẹp và khỏe mạnh?

Bố mẹ biết không, việc chăm sóc răng miệng là cách giúp trẻ có một sức khỏe tốt hơn. Việc này phải bắt đầu từ khi chưa mọc răng (chăm sóc nướu) cho đến khi những răng đầu tiên bắt đầu nhú (chăm sóc răng) và về sau này. Giai đoạn sơ sinh, trẻ chưa tự thực hiện được việc vệ sinh răng miệng. Do đó, mọi công việc sẽ do người chăm sóc thực hiện.

Thông thường, cha mẹ rất ít quan tâm đến việc chăm sóc răng miệng cho con trẻ, bởi vì đa số đều có suy nghĩ răng sữa của trẻ không quan trọng, sau một thời gian sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nha khoa thì đó là một suy nghĩ rất sai lầm. Các mẹ hãy tham khảo bài viết sau đây để biết cách chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bé đúng cách nhé!

1. Tại sao việc chăm sóc răng miệng cho trẻ sơ sinh lại quan trọng?

Răng sữa đầu tiên của bé xuất hiện lúc 6 tháng tuổi. Khi trẻ còn bé, việc giữ vệ sinh răng miệng được khỏe mạnh rất quan trọng vì:

  • Răng sữa giữ chỗ trống cho răng vĩnh viễn mọc sau này
  • Hàm răng của bé giúp tạo thành hình dạng khuôn mặt
  • Giúp trẻ nói chuyện dễ dàng hơn
  • Làm cho việc ăn nhai dễ dàng hơn

2. Mẹ cần làm gì để bé có hàm răng khỏe mạnh?

Cách tốt nhất để giúp trẻ có hàm răng đẹp và khỏe mạnh là cha mẹ cần chú ý chăm sóc răng miệng cho trẻ cẩn thận, ngay cả khi trẻ chưa mọc răng. Điều quan trọng là chúng ta phải bắt đầu vệ sinh cho trẻ từ trước khi răng mọc. Vì môi trường niêm mạc miệng và nướu cũng là nơi có lượng lớn vi khuẩn sinh sống. Giữ cho nướu và miệng khỏe mạnh sẽ giúp răng cũng được khỏe mạnh.

* Vệ sinh răng miệng khi trẻ còn bú

Bạn có thể nhẹ nhàng lau nướu bé bằng cách sử dụng khăn rửa mặt hoặc gạc sạch, ẩm một vài lần trong ngày. Điều này cũng giúp bé sẵn sàng cho việc đánh răng khi chiếc răng đầu tiên mọc. Thực hiện động tác vệ sinh như sau:

  • Ôm em bé bằng một cánh tay
  • Quấn khăn ướt quanh ngón tay trỏ của bàn tay tự do
  • Nhẹ nhàng xoa bóp các mô nướu

Vệ sinh miệng cho trẻ để tránh tưa lưỡi, sữa vón cục | Vinmec

Vệ sinh nướu cho bé

* Muốn bé có hàm răng đẹp thì cần đánh răng từ bé

  • 3 tuổi là độ tuổi thích hợp để bé đánh răng vì thông thường ở độ tuổi đó, bé đã đủ lớn và bắt đầu ăn được những món ăn như người lớn, trên răng bé đã hình thành những mảng bám, ba mẹ cần rèn luyện cho bé thói quen đánh răng ngay từ khi bé có những chiếc răng đầu đời để đảm bảo sức khỏe răng miệng cho bé.
  • Một lời khuyên cho các bậc phụ huynh là hãy cho trẻ sử dụng loại kem đánh răng chuyên dụng được sản xuất dành riêng cho các bé đã được phân theo độ tuổi, hiện nay đa phần kem đánh răng cho trẻ em đều được sản xuất sao cho các thành phần trong đó không gây hại nếu như trẻ vô tình nuốt phải. Tuy nhiên chúng cũng không hoàn toàn có lợi nên bố mẹ hãy chọn những loại được nha sĩ khuyên dùng.
  • Với những trẻ lớn hơn (trong độ tuổi từ 6 – 12 tuổi) có thể lựa chọn loại kem đánh răng diệt khuẩn để ngăn ngừa sâu răng, cũng như bảo vệ men răng, giúp răng trắng và chắc khỏe.

Alo bác sĩ: Nên cho trẻ đánh răng lúc mấy tuổi? – Nha Khoa Nhân Tâm

Trẻ từ 3 tuổi nên bắt đầu đánh răng

* Hạn chế các thói quen xấu

  • rẻ nhỏ thường có nhiều thói quen xấu: đẩy lưỡi, mút tay, ngậm ti giả, cắn ngón tay hoặc chống cằm… Những thói quen này tưởng chừng như vộ hại. Tuy nhiên, nếu bị kéo dài liên tục trong nhiều năm sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của răng và xương hàm, dẫn đến tình trạng hàm răng mọc lệch lạc, chìa ra phía trước quá mức… Do đó, cha mẹ nên theo dõi và giúp trẻ từ bỏ những thói quen xấu này.
  • Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần lưu ý không nên tập cho trẻ thói quen đi ngủ với một bình sữa, nước trái cây hay nước ngọt… điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn trong khoang miệng của trẻ phát triển và gây trẻ em bị sâu răng hàm.

* Khám răng định kỳ

  • Nên cho trẻ đi khám bác sĩ răng hàm mặt lần đầu tiên khi trẻ được 6 tháng tuổi. Sau đó, khi trẻ được 1 tuổi nên bắt đầu đưa trẻ đi khám răng định kỳ mỗi 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện bất kỳ những dấu hiệu bất thường ở giai đoạn sớm. Không nên chờ đến khi trẻ có răng sâu hay đau răng mới đến bác sĩ răng hàm mặt.
  • Cha mẹ không được tự ý mua thuốc nói chung và nhất là kháng sinh tetracycline cho con uống, không cho trẻ dưới 10 tuổi sử dụng bất kỳ loại tetracycline nào, vì những loại thuốc này sẽ ảnh hưởng đến men răng của trẻ gây tình trạng vàng răng vĩnh viễn do thuốc.

Chống sâu răng cho trẻ: 6 cách bố mẹ nên biết để phòng sâu răng cho con

Khám răng định kỳ cho bé

* Chế độ dinh dưỡng

  • Ngày nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự ăn uống và thực phẩm có vai trò lớn đối với quá trình mọc răng, sự vững chắc của răng cũng như các bệnh răng – miệng. Dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, đặc biệt là đảm bảo chất canxi ngay từ giai đoạn mang thai.

Bí quyết cho mâm cơm Tết ngon, khỏe - VnExpress Sức khỏe

Ăn uống và thực phẩm có vai trò lớn đối với quá trình mọc răng, sự vững chắc của răng cũng như các bệnh răng – miệng.

  • Chế độ ăn của trẻ cũng rất quan trọng. Trong 3 năm đầu tiên, chế độ dinh dưỡng cân đối rất cần thiết cho sự phát triển một hàm răng khỏe mạnh. Dinh dưỡng tốt sẽ thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của răng và nướu. Chú ý ăn các loại thức ăn có tác dụng làm sạch răng chẳng hạn như: cà rốt, phomat, các loại cá, các loại rau quả nhiều vitamin C (như cà chua, cam, chanh, bưởi…).
  • Nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm có chứa canxi: cua biển, cá nhỏ có thể ăn cả xương, nghêu, sò, ốc hến và các loại rau họ cải như cải xanh, cải thìa… điều này sẽ giúp trẻ hấp thụ tốt canxi, đảm bảo cho răng luôn khỏe mạnh và đều đẹp.
  • Không nên cho trẻ nhỏ uống nhiều nước hoa quả mà nên thay vào đó là cho các bé uống sữa. Càng uống nhiều nước ngọt, càng dễ hư men răng. Nước uống có gas uống nhiều có thể bị mòn men răng .

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng