Trẻ sơ sinh mọc răng sớm hoặc muộn có đáng lo không?

Thời điểm mọc răng của mỗi trẻ không giống nhau, có trẻ mọc sớm từ 4 - 5 tháng, có trẻ mọc muộn sau 10 tháng. Tuy nhiên nhìn chung, lịch mọc răng sữa của trẻ sơ sinh sẽ kéo dài từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 30. Vậy trẻ sơ sinh mọc răng sớm hoặc muộn có đáng lo không?

1. Các giai đoạn mọc răng bình thường của trẻ

Theo tiêu chuẩn bình thường, trẻ từ 6 – 8 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc răng, răng mọc đầu tiên là 2 chiếc răng cửa hàm dưới. Sau đó, những chiếc răng khác sẽ mọc tiếp cho đến 30 tháng tuổi sẽ hoàn thiện 20 cái. Như vậy, trẻ mọc răng sớm là khi mọc răng trước tháng thứ 6, có thể là ở tháng thứ 3, 4 hoặc 5.

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian mọc răng của trẻ

Trẻ mọc răng sớm hay muộn phụ thuộc vào một số yếu tố sau đây:

  • Di truyền: Trẻ có thể ảnh hưởng bởi gen di truyền của gia đình. Nếu bố, mẹ hoặc người thân của trẻ mọc răng sớm thì trẻ có khả năng cũng thừa hưởng gen của gia đình mà mọc răng sớm hơn các trẻ khác.
  • Dinh dưỡng: Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến thời gian mọc răng của trẻ. Nếu được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thì khả năng mọc răng chậm của trẻ sẽ ít hơn.
  • Vitamin D, canxi: Trẻ mọc răng sớm hay muộn phụ thuộc rất lớn vào việc trẻ có bị thiếu vitamin D (do sinh thiếu tháng, không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời… ) hoặc không đủ canxi hay không.

Trẻ sốt mọc răng có gì khác với sốt thông thường? | Medlatec

Trẻ mọc răng sớm hay muộn phụ thuộc vào những số yếu tố khác nhau

3. Trẻ mọc răng sớm hoặc muộn có đáng lo không?

Trên thực tế, không phải em bé nào cũng mọc răng khi được 6 tháng tuổi, một số trẻ mọc răng khá sớm hoặc muộn hơn một chút so với bình thường. Các bậc cha mẹ tỏ ra khá lo lắng và không biết điều này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe và sự phát triển của con hay không?

Việc trẻ em mọc răng sớm hay muộn không phải điều đáng lo ngại, điều này là tùy vào cơ thể bé và dinh dưỡng bé hấp thu được. Các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng, sốt ruột vì vấn đề này.

Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến thời gian mọc răng của bé đó là tính di truyền, do lượng dinh dưỡng bé hấp thụ được. Ví dụ như cha mẹ, người thân trong gia đình thường mọc răng sớm hoặc muộn hơn so với bình thường thì cũng dẫn tới việc bé mọc răng nhanh hay chậm. Có thể nói, trẻ chịu gen di truyền từ những người thân trong gia đình.

Ngoài ra, cha mẹ nên chú ý cung cấp cho con đầy đủ chất dinh dưỡng qua nhiều loại thực phẩm, trong đó vitamin D và canxi đóng vai trò quan trọng với quá trình trẻ mọc răng. Vì vậy, bên cạnh việc cho con ăn đủ chất, cha mẹ cũng nên cho bé đi tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều muộn.

trẻ mọc răng

Trẻ mọc răng sớm hay muộn hơn bình thường không phải điều đáng lo ngại.

Nếu chúng ta chăm sóc bé cẩn thận, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thì hầu hết trẻ sẽ có bộ răng chắc khỏe và đẹp.

4. Chăm sóc trẻ mọc răng

Trong thời gian mọc răng, hệ miễn dịch của bé thay đổi và rất dễ sốt, quấy khóc nhiều vì thế chúng ta phải đặc biệt quan tâm, chăm sóc con trong giai đoạn này.

Đầu tiên, khi mọc răng các em bé rất hay gặm, cắn các đồ vật xung quanh, tốt nhất ta nên cho bé dùng những chiếc khăn sạch, mềm và có thấm nước lạnh. Như vậy vừa đảm bảo, vừa giúp bé bớt đau nhức lợi. Bởi vì đồ lạnh có tác dụng làm tê nướu, giảm đau.

Đặc biệt, bắt đầu từ giai đoạn này, bố mẹ cần phải chú ý chăm sóc răng miệng cho con trẻ bởi vì nướu của bé có nguy cơ bị vi khuẩn tấn công rất cao. Ban đầu, chúng ta sẽ dùng khăn sạch, mềm vệ sinh nhẹ nhàng răng miệng. Dần dần, sau khi bé đã quen bạn chuyển sang dùng bàn chải mềm dành cho trẻ để thao tác.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng

  • Nằm lòng cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả

    Nằm lòng cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả

    Tắm nắng cho trẻ sơ sinh giúp nâng cao sức đề kháng. Tuy nhiên mẹ cũng nên nắm rõ các lưu ý dưới đây để việc tắm nắng diễn ra an toàn và hiệu quả nhất.
  • 4 dấu hiệu “lạ” khi ngủ tiết lộ trẻ đang phát triển trí não vượt bậc

    4 dấu hiệu “lạ” khi ngủ tiết lộ trẻ đang phát triển trí não vượt bậc

    Nhiều bố mẹ thường lo lắng khi thấy con ngủ mà hay nhăn mặt, lẩm bẩm hoặc giật mình. Nhưng theo các chuyên gia thần kinh học nhi, một số hành vi tưởng như bất thường trong giấc ngủ lại là dấu hiệu cho thấy não bộ trẻ đang hoạt động mạnh mẽ và phát triển vượt bậc. Dưới đây là 4 biểu hiện rõ nhất mà bố mẹ nên chú ý – không để lo lắng, mà để tự hào.
  • Dạy con không roi vọt: Cách yêu và dạy phù hợp theo từng độ tuổi từ 0–6

    Dạy con không roi vọt: Cách yêu và dạy phù hợp theo từng độ tuổi từ 0–6

    Nuôi dạy con trong giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tuổi là một hành trình đặc biệt. Đây là “thời điểm vàng” để đặt nền móng về thể chất, cảm xúc và nhân cách cho cả cuộc đời trẻ. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lại rơi vào hai thái cực: hoặc quá nuông chiều khiến trẻ thiếu ranh giới, hoặc quá nghiêm khắc khiến trẻ mất đi sự tự tin, hồn nhiên.Vậy làm sao để vừa yêu thương con đúng cách, vừa dạy con có kỷ luật phù hợp theo từng giai đoạn phát triển? Dưới đây là những nguyên tắc nuôi dạy con từ 0–6 tuổi mà cha mẹ nào cũng nên biết.
  • Cha mẹ thông thái: Nắm bắt giai đoạn phát triển chiều cao để con phát triển tối ưu

    Cha mẹ thông thái: Nắm bắt giai đoạn phát triển chiều cao để con phát triển tối ưu

    Chiều cao là yếu tố quan trọng không chỉ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh mà còn tạo tiền đề vững chắc cho sự tự tin và hình ảnh bản thân trong tương lai. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng hiểu rõ các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ để có thể hỗ trợ đúng cách. Việc bỏ lỡ những “cửa sổ vàng” tăng trưởng có thể làm giảm đi tiềm năng phát triển chiều cao tối đa của con.
  • Vi chất dinh dưỡng – “chìa khóa vàng” giúp trẻ phát triển toàn diện

    Vi chất dinh dưỡng – “chìa khóa vàng” giúp trẻ phát triển toàn diện

    Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối là chìa khóa để trẻ em phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, bên cạnh các nhóm chất dinh dưỡng chính như protein, chất béo, carbohydrate, nhiều bậc phụ huynh vẫn thường bỏ qua vai trò quan trọng của các vi chất dinh dưỡng – “những người hùng thầm lặng” đối với sự tăng trưởng và miễn dịch của trẻ.
  • Tăng đề kháng cho con: Bắt đầu từ những ly sữa nhỏ mỗi ngày

    Tăng đề kháng cho con: Bắt đầu từ những ly sữa nhỏ mỗi ngày

    Đợi đến khi con ho, sốt, sổ mũi mới tìm cách tăng sức đề kháng là điều nhiều bậc phụ huynh hay mắc phải. Trong khi đó, chỉ với thói quen đơn giản như uống sữa đúng cách mỗi ngày, cha mẹ đã có thể giúp con xây dựng hàng rào miễn dịch vững chắc từ bên trong, giảm nguy cơ ốm vặt và hỗ trợ phát triển toàn diện.