Cha mẹ đừng quên dạy con nói lời cảm ơn và xin lỗi một cách chân thành

Biết cách nói lời cảm ơn và xin lỗi một cách chân thành và đúng thời điểm là bài học quan trọng trong kỹ năng giao tiếp mà cha mẹ cần chú ý.

Xin lỗi và cảm ơn vốn là những câu rất đơn giản. Tuy nhiên, làm thế nào để dạy con cảm ơn và xin lỗi một cách chân thành nhất. Cùng bau.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Cha mẹ phải là tấm gương khi dạy con nói lời xin lỗi và cảm ơn

day con cam on va xin loi

Theo các chuyên gia, trẻ em thường hay quan sát và bắt chước theo những gì cha mẹ làm. Vì thế, nếu muốn dạy con nói lời xin lỗi và cảm ơn, trước hết cha mẹ cần trở thành tấm gương cho con. Hãy luôn nói lời xin lỗi và cảm ơn đến mọi người, đặc biệt là trong cuộc sống sinh hoạt của gia đình. Như vậy, trẻ nhỏ có thể tiếp thu một cách tự nhiên nhất.

Bên cạnh đó, nói lời xin lỗi và cảm ơn cũng chính là cách để trẻ hiểu được rằng mình được cha mẹ tôn trọng. Điều đó sẽ khiến con cảm thấy trưởng thành và tự tin hơn trong giao tiếp thường ngày. Vì vậy, hãy nói lời cảm ơn và xin lỗi đến trẻ dù là những việc nhỏ nhé. Ví dụ: “Mẹ cảm ơn con đã giúp mẹ nhé” hoặc “Xin lỗi vì hôm nay bố mẹ bận nên không thể đưa con đi chơi được”.

Hãy dạy con nói lời xin lỗi và cảm ơn với một thái độ chân thành

day con cam on va xin loi

Trong các gia đình Việt Nam, cha mẹ thường không nói lời xin lỗi hay cảm ơn với con bởi “ngại” hoặc cho rằng trẻ còn quá bé để hiểu và để ý điều này. Tuy nhiên, đây là một quan điểm cực kỳ sai. Nói cảm ơn hoặc xin lỗi con đúng thời điểm cũng là một cách khích lệ sự tự tin trong con.

Ngược lại, nhiều bậc cha mẹ hay bắt ép con mình nói xin lỗi hoặc cảm ơn. Những câu nói như “Cảm ơn cô/chú vì cho con quà đi. Nhanh lên!” hoặc “Tại sao không xin lỗi mẹ?” nghe rất quen thuộc phải không? Khi bị bắt ép như vậy, có thể trẻ vẫn sẽ hình thành thói quen nói lời xin lỗi và cảm ơn. Nhưng khi đó, chúng chỉ dừng lại là lời nói suông bởi trẻ không thực sự thoải mái và hiểu được ý nghĩa của câu nói ấy.

Thay vào đó, hãy dạy trẻ ý nghĩa thực sự của lời xin lỗi và cảm ơn. Hãy cho trẻ biết rằng nếu nhận được quà thì nên cảm ơn để thể hiện sự yêu quý món quà và tấm lòng người đó dành cho con. Tương tự với xin lỗi, hãy cho con biết khi nào con cần nói lời xin lỗi.

Nói đầy đủ câu khi xin lỗi hoặc cảm ơn

day con cam on va xin loi

Không chỉ riêng câu xin lỗi hay cảm ơn mà đối với cả giao tiếp thông thường, hãy dạy trẻ nói lễ phép và đầy đủ câu từ. Hãy dạy trẻ nói cả lý do và thêm danh xưng trong câu nói để thể hiện sự chân thành. Ví dụ, thay vì “Con cảm ơn” hãy dạy trẻ nói “Con cảm ơn ông bà đã đưa con đi chơi ạ”.

Dạy trẻ nói lời “cảm ơn” hoặc “xin lỗi” không phải là việc khó nhưng cần sự kiên trì nhẫn nại và tinh tế từ cha mẹ. Bởi nó sẽ là điều rất cần thiết trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ sau này.

Nguồn : bau.vn