Cha mẹ tránh 8 câu nói này vì có thể khiến con tự ti, ám ảnh suốt đời

Những câu nói tưởng như vô hại của cha mẹ có thể gây ảnh hưởng xấu tới trẻ về lâu dài. Vì vậy trước khi nói với con điều gì cha mẹ cần cân nhắc và suy nghĩ thật kỹ trước khi nói nhé.

Dưới đây là 8 câu nói cha mẹ nên tránh sử dụng khi nói chuyện với con và gợi ý thay thế để giúp con tự tin, hạnh phúc hơn.

1. Con có làm sao đâu.  

Theo chuyên gia giáo dục Christina Clemer, câu nói nàu có thể khiến trẻ nghi ngờ cảm giác của mình.

cau noi

Hãy tưởng tượng một đứa trẻ bị ngã, bị trầy da đầu gối và đang khóc. Không phải chuyện lớn, đúng không? Nhưng việc nghe người khác nói “Con có làm sao đâu” khi thực tế trẻ bị ngã và thấy đau có thể khiến trẻ bị bối rối, không tin vào cảm xúc thực của mình.

Thay vào đó, cha mẹ nên xác nhận cảm xúc của con và trấn an con rằng mọi chuyện sẽ ổn.

2. Dễ mà. Con có thể làm được.  

Câu nói này cũng làm cảm xúc của trẻ bị rối loạn, khi bạn nói một việc có vẻ khó với con thực ra rất dễ dàng. Điều đó sẽ chẳng có ích gì giúp con làm tốt hơn cả.

Thay vào đó, bạn nên san sẻ lo âu của con, nhưng hãy nói rằng bạn tin tưởng con và con sẽ có thể làm được.

3. Con làm bố/mẹ phát điên. 

Các nhà tâm lý học cho biết, điều quan trọng là trẻ phải hiểu hành vi của chúng ảnh hưởng đến người khác như thế nào.

Câu nói “Con làm mẹ phát điên” mang hàm ý tiêu cực, trẻ sẽ không chấp nhận được thông tin thể hiện bằng một giọng điệu tiêu cực như thế.

Tốt hơn, bạn nên phản ứng với hành động của trẻ bằng cách nói bạn không thích việc đó và giải thích rõ hành động của con hành hưởng đến cảm xúc của bạn ra sao, con đã làm sai điều gì.

4. Bố/Mẹ ghét công việc của mình.  

Các nghiên cứu cho thấy rằng những lời phàn nàn của cha mẹ về thành tích học tập có thể ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm học tập của con cái.

Nếu bạn không muốn con mình thất vọng vì phải trưởng thành và đi làm dù chưa cố gắng làm việc thì tốt hơn hết bạn không nên sử dụng những cách diễn đạt mạnh mẽ như “Bố ghét công việc của mình”.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không thể nói về các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp của mình.

Quan trọng là bạn đừng nên phàn nàn mà hãy tìm cách thoát khỏi tình huống xấu.

5. Cái này quá khó với con. 

Một số nhà giáo dục khuyên cha mẹ không nên nói với trẻ rằng việc nào đó “quá khó với con”.

Trẻ học hỏi bằng cách thử thách bản thân. Mỗi hoạt động sau sẽ có thể khó hơn hoạt động trước.

Bằng cách này, trẻ học cách vượt ra khỏi vùng an toàn và đưa ra quyết định.

Nếu bạn, với tư cách là cha mẹ, quyết định thay con có thể hoặc không thể làm một việc nào đó, con sẽ không có cơ hội học cách tự quyết định.

Thay vào đó, nếu bạn thấy con mình đang gặp khó khăn và căng thẳng, hãy để dành vấn đề để giải quyết sau. Sau đó, bạn có thể cùng con giải quyết.

6. Con bị làm sao vậy?  

Hỏi trẻ “Con bị làm sao vậy?” có thể khiến trẻ nghĩ chúng không bình thường và bắt đầu soi mói những khiếm khuyết của mình.

cau noi

Đừng làm con cảm thấy con có khiếm khuyết. Hãy cho con biết bạn không thích hành động hay thói quen cụ thể nào đó của con, nhưng hãy giải thích lý do và thể hiện cho con biết rằng bạn vẫn yêu con.

7. Chẳng có gì phải sợ. 

Nói với con “Chẳng có gì phải sợ” có thể khiến con mất niềm tin vào cảm xúc của bản thân.

Trên thực tế, việc trẻ em sợ hãi là điều khá bình thường. Trẻ em có xu hướng sợ những thứ trong tưởng tượng, như ma quỷ, quái vật dưới gầm giường khi lên 4 tuổi, những “kẻ xấu” sẽ đột nhập vào nhà khi lên 7 tuổi.

Điều quan trọng là phải giúp con bình tĩnh lại nếu con đang thấy sợ hãi. Hãy nói với con rằng bạn ở bên con và con đang được an toàn.

8. Con… quá.  

Chuyên gia khuyên cha mẹ không nên dán nhãn cho con, nhất là theo cách tiêu cực.

Nếu cha mẹ nói rằng con nhút nhát, lười biếng, vụng về, con có thể sẽ bắt đầu hành động như vậy, dù trước đó trẻ không phải người nhút nhát, lười biếng hay vụng về thật.

Thay vào đó, hãy tìm ra cốt lõi nguyên nhân gây hành vi xấu của trẻ. Hãy xác định vì sao trẻ cư xử như vậy và giúp con sửa chữa hành vi.

Nguồn : bau.vn