Chỉ mẹ cách vệ sinh trước khi “lâm bồn” đúng cách, an toàn

Vệ sinh trước khi sinh giúp mẹ có quá trình lâm bồn thoải mái, nhẹ nhàng hơn. Nếu không vệ sinh đúng cách, em bé dễ bị nhiễm khuẩn khi mới chào đời.

Sau đây là một vài điều mẹ cần ghi nhớ khi vệ sinh vùng kín trước khi vượt cạn.

1. Vệ sinh trước khi sinh- Tắm gội sạch sẽ

Trước khi sinh, mẹ bầu đổ mồ hôi nhiều sẽ có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, không thoải mái. Do đó, việc vệ sinh cơ thể trước khi lâm bồn là vô cùng quan trọng. Hơn nữa, sau sinh cũng có khoảng thời gian mẹ bầu phải kiêng tắm, do đó việc tắm gội sạch sẽ không chỉ giúp thoải mái trước khi sinh mà còn giúp ích cả sau đó.

ve sinh truoc khi sinh

Đa phần các mẹ sẽ chọn các cắt tóc ngắn để không vương víu, nhưng trên thực tế mẹ nên để tóc dài sau đó kẹp gọn gàng lên sẽ tiện hơn rất nhiều. Ngoài ra, các mẹ nên đem theo một vài bộ quần áo bằng vải thông thoáng, dễ thấm mồ hôi, thoải mái để mang đến bệnh viện. Quần áo rộng sẽ khiến tâm trạng dễ chịu hơn nhiều đấy.

2. Vệ sinh trước khi sinh- Cắt móng tay và móng chân

Móng tay, móng chân nếu để quá dài sẽ khiến cho vi khuẩn tích tụ, nhất là loại vi khuẩn về đường ruột. Ngoài ra, đó cũng là nguy cơ gây tổn thương cho bé khi tiếp xúc với da bé còn rất mỏng. Do đó, khi vệ sinh cơ thể trước khi đi sinh, mẹ đừng quên cắt gọn móng tay, móng chân và bôi sạch màu sơn nếu có ở trên tay nhé!

3. Đừng quên vệ sinh vùng kín

Ở giai đoạn mang thai, những nội tiết tố trong cơ thể mẹ thay đổi nên dẫn đến sự thay đổi về hoạt động và chức năng của các cơ quan sinh sản. Lúc này, âm đạo tiết dịch nhiều hơn làm cho môi trường ẩm ướt, điều này có thể tạo điều kiện có lợi cho vi khuẩn phát triển. Đặc biệt là sự phát triển của nấm, nguyên nhân gây nên các bệnh phụ khoa thường gặp trong thai kỳ. Do đó, mẹ cần vệ sinh vùng kín thật sạch trước khi sinh để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé.

ve sinh truoc khi sinh

Những lưu ý khi vệ sinh vùng kín:

  • Không nên tắm trong bồn tắm và ngâm mình quá lâu, không ngâm mình trong vùng nước bẩn khác sẽ khiến tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo.
  • Vệ sinh, thay đồ lót ít nhất 2 lần/ngày để giữ cho môi trường vùng kín luôn khô thoáng, ngăn ngừa hình thành và phát triển của các loại nấm, vi khuẩn.
  • Tuyệt đối không được thụt rứa sâu vào trong âm đạo vì sẽ có nguy cơ xuất huyết tử cung và gây tổn thương đến hệ vi khuẩn cho vùng âm đạo.
  • Sử dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ làm sạch vùng kín nhưng không được lạm dụng, vì các loại hóa chất có trong dung dịch sẽ tiêu diệt các loại vi khuẩn có lợi, làm tăng độ pH tự nhiên trong môi trường âm đạo, dễ gây khô âm đạo.
  • Sau đi đại tiện- tiểu tiện cần làm sạch vùng kín bằng cách lau khô bằng khăn bông chuyên dụng hoặc giấy vệ sinh đảm bảo chất lượng.

4. Vệ sinh trước khi đi sinh- Cắt tỉa lông vùng kín

Trước khi đi sinh, mẹ có thể tỉa sơ bằng kéo nếu lông vùng kín quá rậm rạp, nếu mẹ có thể tự cạo hay waxing thì nên thực hiện trước thời điểm đi sinh 7 ngày dù sinh thường hay sinh mổ. Điều này nhằm phòng tránh nhiễm trùng từ những vết thương nhỏ trên da, vì chúng thu hút vi khuẩn phát triển.

ve sinh truoc khi sinh

Hiện nay, việc tỉa lông vùng kín là một trong những bắt buộc trước khi sinh ở bệnh viện. Do đó, nếu mẹ bầu cảm thấy không muốn thực hiện việc cạo lông vùng kín thì có thể đề xuất cạo một nửa phần có liên quan đến rạch tầng sinh môn.

5. Vệ sinh nhũ hoa

Sau khi sinh vài giờ, mẹ có thể cho em bé bú được rồi. Chính vì thế, khi vệ sinh trước khi sinh mẹ cần làm sạch nhũ hoa. Việc này cũng góp phần giúp mẹ không bị tắc tuyến sữa sau sinh.

Mẹ nên sử dụng dụng bông tắm mềm để chà nhẹ nhàng hai bên nhũ hoa, tránh chà mạnh bằng đầu móng tay vì chúng quá nhọn có thể làm tổn thương núm vú.

Đây là những việc cần làm trước khi đi sinh mẹ cần làm để đảm bảo tinh thần thoải mái và em bé được khỏe mạnh nhất.

 

 

 

 

 

 

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.
  • Lưu ý cho bà bầu khi quan hệ tình dục

    Lưu ý cho bà bầu khi quan hệ tình dục

    Nhiều người vẫn cho rằng phụ nữ mang thai cần kiêng hoàn toàn việc quan hệ tình dục để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, việc quan hệ trong thai kỳ không nhất thiết phải kiêng tuyệt đối. Nếu được thực hiện đúng cách và an toàn, chuyện chăn gối trong giai đoạn này không những không gây hại mà còn mang lại lợi ích cho cả mẹ và bé. Vậy khi mang thai, cần lưu ý gì khi quan hệ tình dục để đảm bảo an toàn?
  • Thực phẩm vàng cho thai kỳ: 10 loại trái cây tốt cho sức khỏe mẹ và bé

    Thực phẩm vàng cho thai kỳ: 10 loại trái cây tốt cho sức khỏe mẹ và bé

    Ba tháng đầu thai kỳ là thời điểm quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp, đặc biệt là trái cây giàu dưỡng chất, sẽ giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe, giảm ốm nghén và hỗ trợ bé yêu phát triển toàn diện ngay từ những ngày đầu.
  • Mang thai vẫn nên vận động: Vì sao tập thể dục lại tốt cho mẹ và bé?

    Mang thai vẫn nên vận động: Vì sao tập thể dục lại tốt cho mẹ và bé?

    Mang thai là hành trình tuyệt vời nhưng cũng đầy thay đổi đối với cơ thể người phụ nữ. Bên cạnh việc nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục nhẹ nhàng cũng đóng vai trò rất quan trọng để giúp mẹ bầu khỏe mạnh và chuẩn bị tốt nhất cho hành trình "vượt cạn". Dưới đây là 5 lý do mẹ bầu nên duy trì việc tập thể dục đều đặn trong thai kỳ.