Chỉ số đường huyết ở trẻ: Bao nhiều là cao, thấp và cảnh báo nguy cơ

Tình trạng tăng hoặc giảm chỉ số đường huyết ở trẻ xảy ra một tăng. Từ đó, đưa ra cảnh báo con bạn đang gặp phải một số vấn đề về sức khỏe.

Tình trạng tăng hoặc giảm chỉ số đường huyết ở trẻ là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng vì không biết chỉ số đường huyết của con như thế nào là thấp và cao, liệu con có thể sẽ gặp phải vấn đề bệnh lý nào. Trong bài viết dưới đây của Bau.vn sẽ cung cấp thông tin về chỉ số đường huyết ở trạng thái bình thường và bất thường. Từ đó giúp cha mẹ theo dõi được tình trạng của con và có những biện pháp xử lý phù hợp.

Chỉ số đường huyết ở trẻ bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số đường huyết (GI – Glycemic index) là chỉ số nồng độ glucose có trong máu, được đo bằng đơn vị mmol/L hoặc mg/dL. Chỉ số đường huyết có thể thay đổi theo tuổi, theo giới và theo từng thời điểm trong ngày đặc biệt là trước và sau bữa ăn.

Chỉ số đường huyết ở trẻ trước khi đi ngủ

Đường huyết trước khi đi ngủ thường được đo vào buổi tối trước khi trẻ lên giường đi ngủ.

Tuổi

Chỉ số đường huyết bình thường khi đi ngủ

Trẻ dưới 6 tuổi

110 – 200 (tương đương 6 – 11 mmol/L)

Chỉ số đường huyết ở trẻ em lúc đói

Đường huyết lúc đói của trẻ em thường được đo vào thời điểm trước khi trẻ ăn sáng. Đây là thời điểm chỉ số đường huyết trong cơ thể thường thấp nhất, vì trẻ đã không tiêu thụ đồ ăn trong khoảng 8 giờ.

Tuổi

Chỉ số đường huyết bình thường khi đói

Trẻ dưới 6 tuổi

100 – 180 mg/dL (tương đương 5,5 – 9,9 mmol/L)

Chỉ số đường huyết sau khi ăn

Chỉ số đường huyết lúc no thường được đo vào thời điểm 1 đến 2 giờ sau khi trẻ em ăn sáng. Sau khi ăn, lượng đường trong máu của trẻ thường tăng lên.

Tuổi

Chỉ số đường huyết bình thường sau khi ăn

Trẻ dưới 6 tuổi

Khoảng 180 mg/dL (tương đương 9,9 mmol/L)

Trẻ em dưới 6 tuổi nên có mức đường huyết trong khoảng 80 – 200 mg/dL (4,4 – 11 mmol/L) mỗi ngày. Phạm vi này được coi là an toàn. Lượng glucose trong cơ thể của trẻ sẽ dao động từ khi trẻ thức dậy cho đến sau khi ăn xong và trước khi đi ngủ. Vì lý do này, những đứa trẻ bị tiểu đường hoặc hạ đường huyết cần phải được bố mẹ kiểm tra lượng đường trong máu vào lúc nửa đêm.

Chỉ số đường huyết tăng có nguy hiểm không?

chi so duong huyet o tre

Tăng đường huyết trẻ em là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Tình trạng này có thể xảy ra khi cơ thể không đủ insulin hoặc khi có đầy đủ insulin nhưng tế bào không dung nạp insulin. Từ đó, insulin không thể đưa glucose (đường đơn) từ máu vào tế bào để chuyển thành năng lượng được.

Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng đường huyết như:

  • Đái tháo đường type 1.
  • Đái tháo đường type 2.
  • Căng thẳng, stress.
  • Sau khi ăn quá nhiều đồ ngọt.
  • Thừa cân, béo phì.

Tăng đường huyết trẻ em là một dấu hiệu và cũng là nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường. Tăng đường huyết nếu không được điều trị có thể gây ra nhiễm toan ceton, tình trạng ceton tích tụ nhiều trong máu, gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Nguồn : bau.vn

  • Những kiến thức phòng tránh sốt xuất huyết ở trẻ tại nhà hiệu quả

    Những kiến thức phòng tránh sốt xuất huyết ở trẻ tại nhà hiệu quả

    Bài viết dưới đây của Bau.vn là những kiến thức phòng tránh sốt xuất huyết ở trẻ ngay tại nhà hiệu quả dành. Bố mẹ hãy lưu ngay lại nhé!
  • Giao tiếp cảm xúc: Phương pháp chuyên gia khuyên dùng để nuôi dưỡng sự gắn kết với con

    Giao tiếp cảm xúc: Phương pháp chuyên gia khuyên dùng để nuôi dưỡng sự gắn kết với con

    Trong hành trình nuôi dạy con, giao tiếp không đơn thuần là trao đổi thông tin mà còn là sợi dây kết nối cảm xúc giữa cha mẹ và con cái. Nhiều bậc phụ huynh thường than phiền: “Con không chịu nói chuyện với mình”, “Con chỉ thích nói chuyện với bạn bè”... Nhưng ít ai biết rằng, để trẻ mở lòng, điều quan trọng không nằm ở việc hỏi, mà ở cách chúng ta lắng nghe.Dưới đây là những bí quyết vàng từ các chuyên gia tâm lý – giáo dục giúp cha mẹ giao tiếp với con hiệu quả và đầy yêu thương:
  • 3 điều cha mẹ nên giữ lại cho mình để con lớn lên hạnh phúc

    3 điều cha mẹ nên giữ lại cho mình để con lớn lên hạnh phúc

    Tình yêu thương con cái là bản năng tự nhiên của cha mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự chia sẻ toàn bộ cảm xúc, lo toan hay áp lực cũng là điều tốt. Cha mẹ thông minh là những người biết giữ lại một phần cho riêng mình, để bảo vệ tuổi thơ và tâm hồn non nớt của con. Dưới đây là 3 điều cha mẹ nên "giấu" con, không phải vì thiếu trung thực, mà là để yêu thương con một cách trưởng thành và lành mạnh hơn.
  • Sự

    Sự "tàn nhẫn" đầy yêu thương: Cách dạy con khiến trẻ trưởng thành vượt trội

    Trong tình yêu thương vô bờ dành cho con, nhiều bậc cha mẹ luôn cố gắng bảo vệ con khỏi mọi va vấp và tổn thương. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia giáo dục hiện đại, sự “tàn nhẫn” có chọn lọc của cha mẹ trong cách dạy con lại có thể là bước ngoặt giúp trẻ trưởng thành và thành công hơn trong tương lai.Vậy “tàn nhẫn” ở đây có nghĩa là gì? Và tại sao điều tưởng như đi ngược với bản năng làm cha mẹ này lại trở thành một bí quyết giáo dục đáng suy ngẫm?
  • Đậu nành – “thực phẩm vàng” hay nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ?

    Đậu nành – “thực phẩm vàng” hay nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ?

    Đậu nành từ lâu đã được biết đến là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe tim mạch, nội tiết và làn da. Tuy nhiên, khi nói đến trẻ em – đối tượng có hệ tiêu hóa và nội tiết chưa hoàn thiện – nhiều bậc cha mẹ băn khoăn: Liệu ăn đậu nành có thực sự tốt cho trẻ? Có ảnh hưởng gì đến sự phát triển sinh lý hay không? Hãy cùng tìm hiểu sự thật qua bài viết dưới đây.
  • Kỳ nghỉ hè an toàn, năng động cho bé: 6 điều cha mẹ cần làm

    Kỳ nghỉ hè an toàn, năng động cho bé: 6 điều cha mẹ cần làm

    Kỳ nghỉ hè là khoảng thời gian các bé được tạm rời sách vở, thỏa sức vui chơi và khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, không ít bậc phụ huynh băn khoăn làm sao để con có những ngày hè thật sự bổ ích, vừa khỏe mạnh, vừa tránh xa các thiết bị điện tử. Dưới đây là 6 mẹo đơn giản nhưng hiệu quả giúp trẻ năng động, khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng trong suốt mùa hè.