Chu vi vòng đầu thai nhi: Chỉ số quan trọng liên quan tới sức khỏe mẹ và bé

Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh con qua ngả âm đạo, đặc biệt là sinh trắc học thai nhi. Một trong những thông số sinh trắc học quan trọng nhất là chu vi vòng đầu thai nhi.

Vậy chu vi vòng đầu thai nhi là gì? Cùng bau.vn tìm hiểu nhé.

Chu vi vòng đầu thai nhi là gì?chu vi vong dau thai nhi

Chu vi vòng đầu thai nhi, ký hiệu là HC (Head Circumference), là một phép đo nhân trắc học có thể được sử dụng để đánh giá xem kích thước đầu của trẻ có nằm trong giới hạn bình thường của độ tuổi hay không. HC của thai nhi là một phần không thể thiếu của các mô hình siêu âm. Nguyên nhân là vì:

  • Một đặc điểm quan trọng của quá trình chuyển dạ là sự thích nghi giữa đầu thai nhi và xương chậu của mẹ. Đo chu vi vòng đầu của thai nhi giúp bác sĩ chẩn đoán khả năng phụ nữ mang thai có thể sinh thường hay sinh mổ.
  • Chu vi vòng đầu có tương quan chặt chẽ với thể tích não. Sự gia tăng đáng kể nhất về thể tích não trẻ xảy ra trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ và 2 năm đầu sau khi sinh. Bởi vậy, chu vi vòng đầu là thước đo đại diện cho sự phát triển của não kể cả khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ và khi được sinh ra. Những thay đổi của HC trong giai đoạn này phản ánh gián tiếp sự phát triển não trong tử cung và sau khi sinh và có thể có ý nghĩa tiên lượng liên quan đến kết quả phát triển sau này của bé.

Việc ước lượng chính xác vòng tròn đầu của thai nhi cũng đóng vai trò quan trọng trong việc:

  • Ước tính cân nặng của thai nhi
  • Ước tính tuổi thai
  • Đánh giá đúng sự phát triển của thai nhi
  • Phát hiện các yếu tố nguy cơ của sản phụ
  • Chẩn đoán sự phát triển đầu bất thường của thai nhi.

Cách đo chu vi vòng đầu thai nhichu vi vong dau thai nhi

Các phép đo siêu âm thai có thể đo lường và xác định được các chỉ số thai nhi, bao gồm:

  • Chu vi vòng đầu
  • Đường kính lưỡng đỉnh (BPD)
  • Chiều dài đầu mông (CRL – Crown-Rump Length)
  • Chiều dài xương đùi (FL)
  • Chu vi vòng bụng (AC)
  • Đường kính xương chẩm (OFD).

Hình ảnh siêu âm có thể được sử dụng để phát hiện các yếu tố nguy cơ của mẹ bầu hoặc thai nhi. Bác sĩ siêu âm cần được đào tạo bài bản để đo được các thông số sinh trắc học này.

Thông thường, việc đo chu vi vòng đầu được thực hiện sau khi thai được 12 tuần. Những chỉ số này được tính toán để đưa ra ước tính trọng lượng của thai nhi. Các thông số cũng được xác định thông qua siêu âm thai trong tam cá nguyệt thứ hai để ước tính tuổi thai và ngày dự sinh. Nếu quá thời gian này mà vẫn chưa siêu âm thai để xác định HC cùng các chỉ số khác thì các bác sĩ sẽ khó phán đoán các dị tật của em bé.

Số đo chu vi vòng đầu theo từng tuần thai

Ở mỗi giai đoạn, thai nhi sẽ có chu vi vòng đầu khác nhau. Các em bé trong cùng một giai đoạn có thể có chu vi vòng đầu không giống nhau. Sự khác biệt này giúp các bác sĩ chẩn đoán dị tật cũng như xác định mức độ phát triển của thai nhi.

chu vi vong dau thai nhi

 

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Rất nhiều mẹ bầu lo lắng về việc tăng cân quá nhiều nhưng con vẫn thiếu cân. Để thai nhi phát triển khỏe mạnh mà mẹ không bị tăng cân quá mức, cần có một chế độ ăn uống đủ chất, đúng cách. Dưới đây là những nguyên tắc và thực phẩm giúp vào con mà không vào mẹ!
  • Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ hay còn gọi là cholestesis là một hội chứng xảy ra ở phụ nữ mang thai. Khi đó gan không thể bài tiết mật, gây ngứa dữ dội.
  • Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể, trong số đó canxi là dưỡng chất bắt buộc. Vậy mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi?
  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.