Chửa trứng là gì? Làm sao để nhận biết bản thân đang chửa trứng?

Chửa trứng là hiện tượng thai nghén bất thường. Nếu không phát hiện kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của thai phụ.

Chửa trứng tuy đa số là lành tính nhưng có những trường hợp gây ra hệ lụy khó lường. Trung bình khoảng 10-30% các ca chửa trứng gây nguy hiểm, có thể là ung thư tế bà nuôi. Vậy làm sao để nhận biết tình hình bệnh trong giai đoạn mang thai?

chua trung

Thế nào là chửa trứng?

Đây là tình trạng bệnh lý của rau thai. Nghĩa là, một hoặc toàn bộ bánh rau bị thoái hóa thành những túi dịch to, nhỏ, dính vào nhau thành chùm như chùm nho. Chúng chiếm toàn bộ diện tích tử cung, lấn sát sự phát triển của bào thai.

Tình trạng này được phân làm 2 loại.

Chửa trứng hoàn toàn: Các gai rau phình to, mạch máu lông rau biến mất, lớp tế bào nuôi tăng mạnh và không có tổ chức thai nhi.

Chửa trứng bán phần: Phần lớn các gai rau biến thành túi nước, 1 phần gai rau bình thường, có thai nhi hoặc 1 phần thai nhi.

chua trung

Nếu chửa trứng ác tính có thể gây ra chảy máu trong ổ bụng do lớp hợp bào mỏng đi và có từng vùng bị phá vỡ. Lớp đơn bào ở trong xâm lấn ra ngoài, tràn vào niêm mạc tử cung, ăn sâu lớp tử cung và ăn thủng lớp cơ tử cung.

Nguyên nhân và hậu quả

1. Nguyên nhân

Cho đến nay Y học vẫn chưa có nguyên nhân trực tiếp, cụ thể nào dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên có một số giả thiết và cũng là điều kiện xuất hiện bệnh:

  • Ảnh hưởng từ độ tuổi mang thai: Theo số liệu thống kê, người bệnh thường tập trung ở độ tuổi dưới 20 hoặc trên 40.
  • Thai nghén có dấu hiệu bất thường, có khiếm khuyết về nhiễm sắc thể, các bất thường khác ở tử cung.
  • Thiếu hụt dinh dưỡng khi mang thai: Vitamin A, Protein, Acid Folic, Carotene… cũng rất dễ gây ra hiện tượng chửa trứng.

2. Hậu quả

Chửa trứng đa số lành tính, nhưng khi có biến chứng thì rất nguy hiểm:

  • Băng huyết: Trứng sảy gây băng huyết và có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người mẹ.
  • Xâm lấn gây thủng tử cung: Trứng tràn vào niêm mạc tử cung, ăn sâu vào lớp tử cung, gây chảy máu ổ bụng.
  • Ung thư: Tế bào nuôi xâm nhập sang cơ thể mẹ qua đường máu di căn đến bộ phận xa. Đây còn gọi là hiện tượng ung thư mô trung sản, chiếm khoảng 10 – 30% các ca chửa trứng.

Nhận biết chửa trứng qua dấu hiệu nào?

Các dấu hiệu nhận biết thường không rõ ràng vì gần giống như mang thai bình thường. Các hiện tượng phổ biến như chậm kinh, ốm nghén, đau bụng, đau ngực… Nếu bệnh phát triển, các biểu hiện này sẽ nặng hơn và kèm theo 1 số nhận biết chửa trứng.

chua trung

  • 3 tháng đầu chảy máu âm đạo, máu thường màu nâu hoặc đỏ. Tình trạng này kéo dài và có khi ồ ạt khiến mẹ bầu thiếu máu.
  • Thai phụ ốm nghén, nôn nhiều, phù nề là biểu hiện rõ ràng và đặc trưng nhất.
  • Kích thước bụng phát triển nhanh bất thường, đặc biệt trong 3 tháng đầu có thể nhìn rõ bụng. Siêu âm tử cung phát triển to, không phù hợp với tuổi của thai nhi. Khối nhau có các hình lỗ chỗ, thì khả năng cao bạn bị chửa trứng.
  • Siêu âm không thấy tim thai.
  • Kiểm tra âm đạo, nếu thấy nhân di căn âm đạo to khoảng bằng ngón tay, có màu tím, nhìn có cảm giác mọng, dễ vỡ, thì khả năng bạn bị chửa trứng.

Làm gì nếu bị chửa trứng?

Nếu bạn có dấu hiệu trên hoặc nghi ngờ bệnh tình hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám và sớm có phương pháp điều trị. Khi bị chửa trứng, các bác sĩ tiến hành nạo hút thai trứng sớm nhất có thể để tránh biến chứng.

Điều trị chửa trứng xong, bạn vẫn có thể mang thai sau 2 năm. Nhưng trong 2 năm đó bạn cần giữ gìn và chăm sóc sức khỏe thật tốt. Trước khi có ý định mang thai tiếp theo, nên đến viện tái khám và hỏi ý kiến bác sĩ, tránh những biến chứng đáng tiếc.

Bạn hãy cố gắng ăn uống khoa học, giữ gìn vệ sinh cơ quan sinh dục đúng cách để phòng ngừa tình trạng bệnh xảy ra. Nếu có thể, hãy đi khám phụ khoa định kỳ là cách phòng bệnh tốt nhất.

 

 

 

 

Nguồn : bau.vn