‘Chuyện ấy’ với bà bầu, bí quyết để cuộc vui an toàn và mang lại lợi ích sức khỏe

Nhiều cặp vợ chồng lo lắng sẽ có thể gây sảy thai, hay gây hại cho thai nhi khi làm “chuyện ấy”. Thực tế, khi mang thai quan hệ tình dục không những an toàn mà còn mang đến nhiều lợi ích.

1. Tình dục có an toàn khi mang thai không?

Tình dục nên là một phần tự nhiên của thai kỳ nếu thai phụ đang có một thai kỳ bình thường, khỏe mạnh, không biến chứng. Sự thâm nhập và chuyển động của giao hợp sẽ không gây hại cho thai nhi ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình mang thai bình thường, thai nhi được bảo vệ bởi bụng của thai phụ và các thành cơ của tử cung khỏe manh, chất nhầy phát triển xung quanh cổ tử cung và được bao bọc bởi nước ối.

Thai nhi được bảo vệ bởi nước ối.

Có thể cực khoái hoặc sự thâm nhập tình dục có thể gây ra các cơn co thắt Braxton Hicks vào cuối thai kỳ. Braxton Hicks là những cơn co thắt nhẹ mà một số bà bầu trải qua vào cuối thai kỳ. Tuy nhiên, những cơn co thắt này chưa được chứng minh kích thích chuyển dạ nên không phải là nguyên nhân gây lo ngại. Các cơn co thắt khi đạt cực khoái không giống như các cơn co thắt khi chuyển dạ. 

Tuy nhiên, như một biện pháp phòng ngừa an toàn chung, nên tránh quan hệ tình dục trong những tuần cuối của thai kỳ bởi hormone trong tinh dịch – prostaglandin có thể kích thích các cơn co thắt. Một ngoại lệ có thể dành cho những thai phụ già tháng và muốn chuyển dạ. Prostaglandin trong tinh dịch thực sự gây ra chuyển dạ đối với thai đủ tháng hoặc quá tháng, vì chất gel được sử dụng để kích thích cổ tử cung và gây chuyển dạ cũng chứa prostaglandin. Nhưng cũng nhiều bác sĩ cho rằng việc quan hệ tình dục không kích hoạt chuyển dạ.

2. Khi nào không nên quan hệ tình dục khi mang thai?

Để mang thai an toàn, các cặp vợ chồng nên tránh quan hệ tình dục nếu có bất kỳ loại mang thai có nguy cơ cao nào sau đây:

  • Có nguy cơ sảy thai hoặc có tiền sử sảy thai trong quá khứ
  • Có nguy cơ sinh non (các cơn co thắt trước 37 tuần của thai kỳ)
  • Đang bị chảy máu âm đạo, tiết dịch hoặc chuột rút mà không rõ nguyên nhân
  • Nước ối bị rò rỉ hoặc màng ối bị vỡ
  • Cổ tử cung đã mở quá sớm trong thai kỳ
  • Nhau thai nằm quá thấp trong tử cung (nhau tiền đạo)
  • Đa thai (sinh hai, sinh ba…)…

Trong hoặc sau khi quan hệ tình dục nên gọi cho bác sĩ hoặc đến ngay bệnh viện, phòng khám chuyên khoa nếu thai phụ có các triệu chứng bất thường chẳng hạn như: đau, chảy máu, co thắt…

3. Lợi ích của quan hệ tình dục khi mang thai

Hạnh phúc là một trong những lợi ích mà tình dục khi mang thai có thể mang lại.

Việc tiếp tục quan hệ tình dục trong suốt thai kỳ là hoàn toàn an toàn trừ khi bác sĩ hoặc nữ hộ sinh có chỉ định khác. Trải nghiệm của mỗi phụ nữ khi mang thai là khác nhau, có một số ham muốn mất dần khi mang thai, số khác lại cảm thấy gắn kết sâu sắc hơn với tình dục và hưng phấn hơn khi mang thai. Trên thực tế, ham muốn tình dục của phụ nữ có thể tăng lên ở một số giai đoạn nhất định của thai kỳ và tình dục có thể mang lại một số lợi ích.

Khi mang thai, ham muốn tình dục đến rồi đi khi cơ thể thay đổi là điều bình thường. Bà bầu có thể cảm thấy tự ti khi bụng to lên nhưng cũng có thể cảm thấy quyến rũ hơn với bộ ngực lớn hơn, đầy đặn hơn.

Quan hệ tình dục khi mang thai có thể mang lại một số lợi ích cho bà bầu và người chồng như:

Cực khoái tốt hơn: Lưu lượng máu đến bộ phận sinh dục tăng lên có thể đồng nghĩa với việc tăng số lần cực khoái mạnh mẽ hơn cho phụ nữ mang thai.

Giữ dáng: Tình dục đốt cháy calo và có thể giúp giữ cho cả hai đối tác khỏe mạnh.

Gắn kết: Một số cặp vợ chồng thấy rằng hoạt động tình dục khi mang thai mang họ đến gần nhau hơn.

Tăng cường cho hệ miễn dịch: Tình dục làm tăng IgA, một loại kháng thể giúp ngăn ngừa cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng khác.

Gia tăng hạnh phúc: Cực khoái giải phóng endorphin có thể giúp thai phụ và thai nhi cảm thấy hạnh phúc và thư giãn.

4. Tư thế tốt nhất cho “chuyện ấy” của bà bầu

Mặc dù quan hệ tình dục là an toàn đối với hầu hết các cặp vợ chồng trong thời kỳ mang thai, nhưng nó có thể không dễ dàng như vậy. Bạn có thể sẽ cần phải tìm các tư thế khác nhau. Đây có thể là thời gian để khám phá và thử nghiệm cùng nhau.

Trong giai đoạn sau của thai kỳ, để an toàn cho thai phụ và thai nhi nên chọn những tư thế không gây áp lực lên bụng bầu. Phụ nữ mang thai có thể cảm thấy thoải mái hơn ở những tư thế mà cô ấy có thể kiểm soát tốt. Tránh nằm ngửa vì có thể tránh được trọng lượng của em bé đang lớn làm co thắt các mạch máu lớn. Nên sử dụng chất bôi trơn nếu tình trạng khô âm đạo khiến việc quan hệ vợ chồng trở nên khó chịu.

Trong thời kỳ mang thai, bà bầu có thể trải qua những thay đổi về ham muốn tình dục trong và sau khi mang thai. Nói chuyện cởi mở và trung thực với bạn tình có thể giúp hai người tiếp tục có đời sống tình dục lành mạnh trong suốt thai kỳ.

 

Nguồn : bau.vn

  • 8 lợi ích từ việc ăn táo mà không phải bà bầu nào cũng biết

    8 lợi ích từ việc ăn táo mà không phải bà bầu nào cũng biết

    Nhiều mẹ bầu rất thích ăn táo nhưng lại sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Họ cho rằng loại trái cây này đối với bà bầu khó hấp thụ, không có lợi ích nhiều nên có thể không sử dụng. Nếu bạn nhận định như vậy thì hoàn toàn sai lầm.
  • Dị tật ống thần kinh thai nhi nếu mẹ thiếu máu thai kỳ

    Dị tật ống thần kinh thai nhi nếu mẹ thiếu máu thai kỳ

    Thiếu máu thai kỳ là một báo động rằng bạn cần chú ý đến sức khỏe nhiều hơn. Bởi nếu chủ quan sức khỏe thai nhi sẽ phải chịu tác động xấu.
  • Giải đáp nguyên nhân tại sao khi mang thai các mẹ bầu lại hay khóc

    Giải đáp nguyên nhân tại sao khi mang thai các mẹ bầu lại hay khóc

    Nhiều phụ nữ khi mang thai tâm trạng thay đổi thất thường và nhạy cảm hơn trước. Lliệu có thay đổi gì khi mang thai khiến mẹ bầu hay khóc không?
  • Vì sao phụ nữ mang thai bị nôn nghén? Những yếu tố bạn cần biết

    Vì sao phụ nữ mang thai bị nôn nghén? Những yếu tố bạn cần biết

    Nôn nghén là một trong những biểu hiện thường gặp nhất trong thai kỳ, đặc biệt trong ba tháng đầu. Mặc dù là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng với một số phụ nữ, nôn nghén có thể ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt, dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân do đâu và những yếu tố nào khiến mẹ bầu dễ bị nôn nghén hơn người khác?
  • Ăn nhẹ đúng cách: 7 lựa chọn vàng cho sức khỏe thai kỳ

    Ăn nhẹ đúng cách: 7 lựa chọn vàng cho sức khỏe thai kỳ

    Trong suốt thai kỳ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Ngoài ba bữa ăn chính mỗi ngày, những bữa ăn nhẹ lành mạnh không chỉ giúp mẹ bầu giảm cảm giác buồn nôn, mệt mỏi mà còn bổ sung thêm dưỡng chất thiết yếu. Dưới đây là 7 món ăn nhẹ vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe mà phụ nữ mang thai nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày.
  • Sữa và chế phẩm từ sữa: Dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ bầu và mẹ cho con bú

    Sữa và chế phẩm từ sữa: Dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ bầu và mẹ cho con bú

    Sữa là nguồn thực phẩm giàu canxi, đạm, vitamin D, B12, photpho, cùng nhiều vi chất cần thiết cho quá trình hình thành xương, phát triển não bộ và tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, sữa còn cung cấp năng lượng dễ hấp thu, rất phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng cao của phụ nữ mang thai và cho con bú.