Kiềm chế cảm xúc là cách để giúp con người luôn bình tĩnh trước mọi tình huống, luôn có những hướng giải quyết sáng suốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách điều hòa cảm xúc của mình. Bài viết dưới đây của Bau.vn hướng dẫn bạn điều đó.
Tại sao phải học cách kiềm chế cảm xúc?
Cảm xúc của bản thân là nền tảng để bạn tìm hiểu chính mình và là chất xúc tác gắn kết mọi người xung quanh với nhau. Khi bạn biết cách kiềm chế cảm xúc bạn có những suy nghĩ sáng suốt, quản lý được căng thẳng, tạo sự tự tin khi giao tiếp.
Nhưng nếu không kiềm chế được cảm xúc, bạn sẽ rơi vào tình trạng cô lập, tiêu cực và hay nghi ngờ. Nếu biết cách quản lý cảm xúc của mình, cuộc sống của bạn sẽ hạnh phúc.
Nếu biết các điều hỏa cảm xúc, bạn sẽ:
- Biết mình là ai, bạn cần gì, thích và không thích gì?
- Hiểu và thông cảm với người khác.
- Giao tiếp có hiệu quả và xây dựng các mối quan hệ lành mạnh, tốt đẹp.
- Làm mọi việc quyết đoán, lý trí và sáng suốt hơn.
Cách luyện tập kiềm chế cảm xúc
Để tập luyện, bạn cần có thời gian kiên trì, không nóng vội mới có thể đạt được hiệu quả.
1. Tập trung vào giải pháp
Nếu bạn quá chú tâm vào vấn đề đang xảy ra, điều đó khiến cảm xúc tiêu cực của bạn kéo dài. Thay vào đó, hãy tập trung vào các biện pháp có thể thay đổi hoặc khắc phục tình trạng.
2. Không theo đuổi sự hoàn hảo
Trong cuộc sống, ai cũng muốn hướng tới sự hoàn hảo nhưng nếu xem sự hoàn hảo là mục tiêu thì bạn sẽ luôn bị đè nặng bởi cảm giác thất bại, khiến bạn dễ bỏ cuộc và làm giảm nỗ lực bản thân.
Thay vì cứ mải theo đuổi sự hoàn hảo, bạn hãy nhìn nhận sự việc ở thực tế và mỗi ngày tự hoàn thiện chính mình bằng những cảm xúc tích cực.
3. Luyện Yoga thiền
Yoga thiền là một kỹ năng đơn giản, dẫn dắt bạn dùng hơi thở để đưa cơ thể và tâm trí vào trạng thái thoải mái. Từ đó, tăng cường sự thấu hiểu bản thân và phát huy những khả năng ẩn giấu.
Mỗi ngày mệt mỏi, bạn hãy dành thời gian để ngồi thiền cho tâm trạng được tốt hơn, xua tan mệt mỏi.
Bước 1: Lựa chọn không gian phù hợp
Không gian là điều quan trọng và ảnh hưởng đến quá trình thiền của bạn. Hãy lựa chọn một nơi thật yên tĩnh, thoáng đãng, không khí trong lành, không bị ai làm phiền trong vòng 15 phút. Sau đó từ từ ngồi xuống, đặt nhẹ tay lên đùi.
Bạn có thể ngồi thoải mái trên sàn, hai chân khoanh lại, hoặc bạn cũng có thể ngồi trên ghế, chân buông thõng thoải mái trên sàn. Bạn không nhất thiết phải bắt bản thân ngồi tư thế hoa sen nếu bạn không cảm thấy quen với nó.
Bước 2: Thở chậm và sâu
Hơi hướng nhẹ tầm mắt xuống, nhẹ nhàng nhắm mắt lại. Bắt đầu bằng một hơi thở chậm và sâu, hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng.
Cứ mỗi lần không khí được đưa vào phổi như thế, hơi thở sẽ sâu và nhịp nhàng hơn. Hãy cứ chậm rãi hít thở như thế, hơi thở ra gấp đôi hơi thở hít vào.
Đặc biệt, bạn cần tránh xa các thiết bị điện tử, không để bản thân bị phân tâm. Tốt nhất, khi này bạn nên tắt chuông điện thoại.
Bước 3: Cảm nhận sự thay đổi trong tiềm thức
Khi hít thở sâu, bạn sẽ cảm thấy cơ thể thư thái hơn, tâm trạng bình tĩnh. Từ đó, cơn nóng giận sẽ biến mất, lúc đó bạn suy nghĩ mọi việc lý trí hơn.
Nếu bạn cảm thấy tâm trí đang lệch khỏi hơi thở, hãy chậm rãi mang nó trở lại. Điều quan trọng ở đây là bạn nhận ra được điều đó và kịp thời mang sự chú tâm của mình trở lại với vị trí đúng của nó.
Bước 4: Kết thúc quá trình thiền
Khi đã sẵn sàng thoát khỏi Thiền Định, hãy mở mắt và đứng dậy một cách thật chậm rãi. Kéo dãn cơ thể, tăng cường nhận thức của mình và sẵn sàng đưa bản thân trở lại những hoạt động tiếp theo.
Ngoài ra, sau khi kết thúc việc ngồi thiền với Yoga, bạn nên bổ sung thêm nước để phòng tránh cơ thể bị thiếu nước sau buổi tập nhé.
4. Đọc một câu “thần chú” để kiềm chế cảm xúc
Ngay bây giờ, bạn hãy chọn một cụm từ hoặc một câu nói giúp bạn kiểm soát cơn giận hiệu quả. Đó có thể là cụm từ “bình tĩnh”, “mọi việc sẽ ổn”, “nóng giận mất khôn” hoặc một câu nói nào đó đại loại như vậy để nhắc nhở bản thân dừng lại một vài giây suy nghĩ trước khi hành động.
Bạn hãy lặp đi lặp lại cụm từ này thành tiếng hoặc nói thì thầm nhiều lần cho đến khi bạn cảm thấy nguôi ngoai để tránh những hậu quả đáng tiếc do hành động trong cơn giận gây ra.
Cảm xúc chi phối rất nhiều đến hành động và lời nói. Chính vì thế, nếu không muốn có những điều đáng tiếc xảy ra hoặc những lời tổn thường người khác, bạn hãy học cách kiềm chế cảm xúc của mình thật tốt!
Nguồn : bau.vn