Nôn trớ sữa là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, mẹ cần phân biệt xem trẻ nôn trớ là do sinh lý hay bệnh lý. Nôn trớ sinh lý là hiện tượng rất bình thường, số lượng dịch nôn thường rất ít và hiện tượng nôn thường hết sau 1-2 cữ sữa. Nôn trớ bệnh lý là hiện tượng bất thường, số lượng dịch nôn sẽ tương đối nhiều, các đợt nôn trong thời gian ngắn hoặc nửa giờ sau khi bú.Trước khi nôn, bé há miệng và ưỡn cổ, biểu hiện rất đau. Nếu bé nôn trớ, có thêm 3 biểu hiện này, mẹ cần cẩn thận.
1. Số lần nôn trớ tăng dần, tình trạng không cải thiện
Trong trường hợp bình thường, tình trạng nôn trớ của bé sẽ giảm đi đáng kể sau 3 tháng và tình trạng nôn trớ sẽ biến mất sau 6 tháng. Nếu tình trạng nôn trớ của bé sơ sinh vẫn chưa được cải thiện thì các mẹ cần cẩn thận, trong trường hợp nặng, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện.
2. Màu sắc và mùi vị của dịch nôn bất thường
Nếu dịch nôn của trẻ có mùi hôi hoặc đổi màu thì các mẹ nên chú ý. Có thể hệ tiêu hóa hoặc đường ruột của bé đang gặp vấn đề. Có thể, bé đã được ăn nhiều, thức ăn không tiêu hóa hết nên tích tụ lại. Lúc này, mẹ cần giảm cho trẻ ăn, bú. Nếu tình hình vẫn không cải thiện, mẹ cần đưa bé đi khám.
Mẹ nhớ chú ý tới màu sắc dịch vị khi con nôn trớ để bắt đúng bệnh
3. Bé nôn trớ thường xuyên, lượng dịch nôn nhiều
Bình thường, tình trạng nôn trớ của trẻ không quá thường xuyên và lượng dịch nôn cũng không nhiều. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ nôn trớ thường xuyên hoặc lượng dịch nôn nhiều thì các mẹ nên chú ý. Có thể trẻ đang khó chịu do quá no hoặc thức ăn không phù hợp với trẻ. Nếu là trẻ đang bú mẹ, các bà mẹ hãy nhớ lại xem mình có ăn phải thức ăn gây khó chịu cho trẻ hay không và phải xử lý kịp thời.
Mẹ nên làm gì khi trẻ bị nôn trớ?
Cho trẻ nằm nghiêng
Khi trẻ bị nôn trớ, mẹ hãy cho bé nằm nghiêng sang một bên để ngăn sữa trào lên cổ họng hoặc khí quản.
Giảm tần suất cho con bú
Giảm tần suất cho trẻ bú cũng là một giải pháp hạn chế chứng nôn trớ
Mẹ cần cho bé bú theo nhu cầu. Việc cho trẻ bú quá nhiều hoặc tần suất cho bú quá gần nhau cũng có thể khiến trẻ bị nôn trớ. Khi có vấn đề này xảy ra, mẹ nên giảm số lần cho trẻ bú sữa.
Vỗ lưng
Sau khi cho trẻ bú, bạn có thể bế trẻ thẳng đứng, để trẻ dựa vào vai người lớn, vỗ nhẹ vào lưng trẻ để trẻ “ợ hơi”. Nói chung, vỗ nhẹ trong 5 phút có thể ngăn nôn trớ .
Trẻ sơ sinh nôn trớ vốn dĩ là chuyện rất bình thường nhưng ba mẹ đừng vì thế mà chủ quan nghĩ con không sao. Nuôi con sơ sinh có cả hàng nghìn vấn đề ba mẹ chưa thể ngờ hết được. Vì vậy nhớ theo sát từng dấu hiệu nhỏ nhất của con ba mẹ ơi!
Nguồn : Sức khỏe cộng đồng
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/con-non-tro-la-binh-thuong-nhung-di-kem-3-dau-hieu-nay-thi-goi-bac-si-ngay-me-oi-a183023.html