Thành phần dinh dưỡng trong con rươi
Theo nghiên cứu, trong 100g con rươi sẽ cung cấp:
- 9 lượng nước
- 89 kcal
- 4g protein (đạm)
- 4g lipid (chất béo)
- 66mg canxi
- 80mg sắt
- 57mg phốt pho
Con rươi
Ảnh hưởng khi bà bầu ăn con rươi
1. Dễ bị nhiễm độc
Con rươi là sinh vật sống ở đáy nước dưới bùn cát, cho nên không tránh khỏi việc bị nhiễm một số chất từ môi trường sống đặc biệt nếu môi trường bị ô nhiễm. Sử dụng quá nhiều rươi gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ bầu.
2. Khó tiêu, không có lợi cho hệ tiêu hóa
Đối với những bà bầu có cơ địa bình thường, tiêu thụ đạm rươi vẫn có nguy cơ gây khó tiêu, đầy bụng, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa và sự phát triển bình thường của thai nhi. Nhiều trường hợp bà bầu ăn rươi có dấu hiệu nổi ban, đau đầu, nôn ói, tiêu chảy… kèm những triệu chứng bất thường về sức khỏe khác.
Vì rươi có nhiều đạm nên khi ăn con rươi sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, khó tiêu và không có lợi cho hệ tiêu hóa. Cho nên, bà bầu nên hạn chế ăn con rươi vì có thể gây một sống ảnh hưởng không tốt đến thai nhi và quá trình mang thai.
Bà bầu ăn rươi không tốt cho hệ tiêu hóa
3. Có thể bị dị ứng hải sản
Đối với những người có tiền sử dị ứng hải sản (tôm, ghẹ, mực, cua,…), nhộng,… thì bạn cũng không nên cố mạo hiểm thử món ăn này xem mình có dị ứng hay không.
4. Có thể làm lên cơn hen
Đối với những người bị bệnh hen nên tránh ăn con rươi vì trong rươi có chất có thể khiến cho cơn hen của người bị bệnh hen kéo dài, nghiêm trọng hơn.
Những lưu ý khi bà bầu ăn con rươi
Có thể thấy, rươi là đặc sản ở nước ta với lượng đạm cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn được món ăn này. Theo các chuyên gia, bà bầu có thể ăn được rươi. Nhưng tác hại của nguồn thực phẩm này nhiều hơn lợi ích mà chúng đem lại đối với sức khỏe mẹ và bé.
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và bé, bà bầu không nên ăn rươi trong suốt thai kỳ.
Nguồn : Sức khỏe cộng đồng
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/con-ruoi-rat-ngon-bo-duong-nhung-ba-bau-dung-nen-an-keo-hai-ca-me-lan-con--a185512.html