Cúm dạ dày hay viêm dạ dày hoặc viêm đường tiêu hóa là tình trạng bệnh lý do virus tấn công niêm mạc thành dạ dày, một số ít do vi khuẩn gây ra.
Bạn biết gì về bệnh viêm dạ dày ở trẻ?
Cúm dạ dày thường do rotavirus (gây viêm ruột và dạ dày), adenovirus (gây bệnh đường hô hấp) và echovirus (vi khuẩn trong dạ dày và ruột người).
Căn bệnh này thường không kéo dài và được chữa khỏi trong vài ngày. Tuy nhiên, những biểu hiện của chứng bệnh làm trẻ khó chịu, biếng ăn, nôn mửa, tiêu chảy và sốt cao. Chính vì thế, ảnh hưởng đến sinh hoạt và cân nặng của bé.
Phân biệt cúm dạ dày với ngộ độc thực phẩm và viêm ruột thừa
Ngộ độc thực phẩm cũng có các triệu chứng tương tự như cúm dạ dày, nhưng chúng sẽ hết nhanh sau vài giờ. Khi bị ngộ độc thực phẩm, trẻ thường có biểu hiện ngay sau khi ăn và không gây sốt. Đối với cúm dạ dày, tình trạng nôn mửa, tiêu chảy, sốt… kéo dài từ 5-10 ngày và làm giảm sự thèm ăn ở trẻ.
- Đối với trẻ viêm ruột thừa thường có những biểu hiện:
- Tự nhiên trẻ kêu đau bụng, đau ở vùng thượng vị hay đau quanh rốn và thường đau âm ỉ, đau nhiều hơn khi ho, hắt hơi.
- Trẻ viêm ruột thừa thường bị môi khô, lưỡi dơ do tình trạng nhiễm trùng.
- Thường xuyên đi tiểu hoặc cảm giác bụng căng muốn được tiểu.
- Bụng trẻ trướng to bất thường, chán ăn kèm theo nôn mửa.
Cần làm gì khi trẻ bị viêm đường ruột?
Bệnh này tuy không quá nghiêm trọng nhưng gây khó chịu cho bé. Nếu biết cách chăm sóc, trẻ sẽ tự khỏi sau nhiều nhất là 10 ngày.
1. Cho trẻ uống nhiều nước
Viêm dạ dày dẫn đến trẻ thiếu nước, tình trạng nguy hiểm nhất có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày. Vì vậy, bạn cần cho trẻ uống nhiều nước hơn so với ngày thường.
Nước lọc là sự lựa chọn hàng đầu các mẹ nên dùng. Tuy nhiên, trong trường hợp cơ thể bé mất quá nhiều nước, mẹ nên cân nhắc đến việc dùng điện giải để bù lượng muối và khoáng chất đã mất đi.
Mẹ không nên cho bé uống sữa vì sữa làm tình trạng của bé tồi tệ hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh cho bé uống các loại nước có chứa chất béo, axit hay caffeine.
Đối với trẻ sơ sinh, khi trẻ bị khô miệng nên cho trẻ bú mẹ thường xuyên hơn.
2. Chế độ ăn của trẻ khi bị bệnh
Khi trẻ bị viêm đường ruột sẽ trở nên khó ăn hơn bình thường. Cùng với việc trẻ liên tục bị tiêu chảy, nôn khiến cơ thể mệt mỏi. Vì thế, giai đoạn này các mẹ cho trẻ ăn tạm các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, bánh mì, soup… Tránh cho trẻ ăn những thực phẩm dầu mỡ, cay nóng, thức ăn nhanh, bánh kẹo và nước ngọt.
Những lưu ý cho bậc phụ huynh
Khi trẻ bị viêm dạy dày, các bậc phụ huynh cần theo dõi và đưa trẻ tới gặp các sĩ ngay khi có các triệu chứng khác lạ đi kèm:
- Môi, miệng khô
- Sốt cao hơn 38.9 độ C
- Cơ thể trẻ uể oải, kiệt sức
- Trẻ bí tiểu, khó tiểu, đi ngoài ra phân đen, hoặc có máu
Ngoài ra, để phòng tránh trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột, bố mẹ nên:
- Tập thói quen vệ sinh tay trước và sau khi đi vệ sinh, khi ăn uống cần được rửa tay với xà phòng sát khuẩn.
- Thường xuyên vệ sinh đồ chơi vì chúng chứa nhiều vius, vi khuẩn gây hại, mà trẻ hay có thói quen gặp đồ chơi. Vô hình chung, trẻ đang đưa vi khuẩn trực tiếp vào đường ruột.
- Khử trùng nhà vệ sinh thường xuyên tránh virus gây bệnh cho trẻ.
Đây là chứng bệnh dễ lây nhanh, chính vì vậy các bậc phụ huynh cần cẩn trọng, giúp con giữ gìn vệ sinh để giúp con phòng ngừa bệnh tật.
Nguồn : bau.vn