Dấu hiệu và nguyên nhân của trẻ bị trầm cảm

Các rối loạn trầm cảm ở trẻ em bao gồm: rối loạn trầm cảm hỗn hợp, rối loạn trầm cảm chủ yếu, rối loạn khí sắc.

Các rối loạn trầm cảm ở trẻ em

Rối loạn tâm trạng hỗn hợp

Rối loạn tâm trạng là rối loạn liên quan đến sự khó chịu liên tục và các giai đoạn thường xuyên của hành vi đó rất khó kiểm soát, thường ở tuổi 6-10. Nhiều trẻ em có những rối loạn khác, đặc biệt là chống đối, phản đối, hiếu động thái quá, tăng động giảm chú ý hoặc rối loạn lo âu. Các biểu hiện bao gồm những cơn kích thích thường xuyên nghiêm trọng (ví dụ như giận dữ hoặc gây tổn thương đối với những người xung quanh…) có tần suất cao trên 3 lần/tuần. Sự bùng nổ không phù hợp với hoàn cảnh, trạng thái cáu kỉnh, tức giận hiện diện hằng ngày.

Rối loạn tâm trạng chủ yếu

– Cảm thấy buồn hoặc người khác quan sát thấy nỗi buồn (ví dụ như nước mắt) hoặc khó chịu.

– Trẻ sẽ mất quan tâm hoặc thích thú trong hầu hết các hoạt động (thường được thể hiện như là chán nản) giảm cân (không tăng cân như dự kiến);

– Giảm hoặc tăng cảm giác thèm ăn

– Mất ngủ hoặc chứng đau nửa đầu

– Sự kích động hoặc chậm phát triển tâm thần

– Mệt mỏi hoặc mất năng lượng

– Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung và lựa chọn

– Những suy nghĩ liên tục về cái chết (không chỉ sợ chết) hoặc ý tưởng hay kế hoạch tự tử

– Cảm giác vô dụng (tức là cảm thấy bị từ chối và không được yêu thương)..

– Nguy cơ tái phát cao đối với những trẻ có giai đoạn trầm cảm nặng.

Trầm cảm ở trẻ em: Dấu hiệu nhận diện | Vinmec

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm ở trẻ

Trẻ thường đau đầu, đau bụng, đau ngực, ngột ngạt kèm cảm giác lo buồn chán nản…Chính vì các biểu hiện triệu chứng cơ thể nổi bật nên đối với các thể trầm cảm cảm nhẹ, các thể này thường không được phát hiện chẩn đoán sớm và tất nhiên không được điều trị.

Đau đầu ở trẻ em: Khi nào là nguy hiểm? | Vinmec

Khí sắc trầm

Trẻ có cảm giác buồn chán không rõ rệt, không giải thích được nguyên nhân, hay cáu kỉnh, giảm hứng thú trong học tập, công việc được giao phó, và cả trong các sinh hoạt nhóm hay đoàn thể.

Khi trẻ đang đùng đùng tức giận, cách làm đơn giản này giúp bé hạ hỏa

Tư duy

Khó tập trung chú ý, khó tiếp thu trong học tập, kết quả học giảm sút. Quá trình này có thể diễn ra từ từ hoặc nhanh chóng, đây cũng là lý do quan trọng mà các bậc cha mẹ đưa trẻ đến các cơ sở khám bệnh hoặc tư vấn tâm lý. Một số khác lại cảm thấy hưng phấn, thấy khả năng của mình vượt trội, trẻ chăm chỉ học tập, kết quả ban đầu tốt nhưng sau đó kết quả lại bị giảm sút một cách rõ rệt.

Trầm cảm ở trẻ em

Rối loạn ăn uống

Thường nổi bật là cảm giác chán ăn, không có hứng thú trong ăn uống, mất cảm giác ngon miệng, hậu quả là trẻ bị giảm cân. Tuy nhiên có trường hợp ăn nhiều hơn bình thường hay ăn vô độ dẫn đến tăng cân.

Rối loạn ăn uống ở trẻ: Cha mẹ chú ý nguy cơ rối loạn ăn uống cho con

Rối loạn hành vi

Đi kèm với các triệu chứng về cảm xúc, cơ thể là các biểu hiện rối loạn hành vi, như quậy phá, hành vi chống đối xã hội, chống đối bố mẹ, trốn học, trộm cắp, lập băng đảng hay nhóm bạn xấu.

Những hình ảnh hài hước về sự phá phách của trẻ nhỏ | Lao Động Online | LAODONG.VN - Tin tức mới nhất 24h

Rối loạn giấc ngủ

Trẻ ngủ nhiều hoặc ngủ ít hơn bình thường, trong nhiều trường hợp trẻ thường xuyên gặp ác mộng. Có thể biểu hiện tình trạng trẻ nằm nhiều nhưng lại mất ngủ, thường phàn nàn khó vào giấc ngủ hay chất lượng giấc ngủ giảm sút, hay bị thức giấc lúc nửa đêm, dậy sớm…

Nguyên Nhân Khiến Trẻ Khó Ngủ Và Giải Pháp Khắc Phục

Nguyên nhân gây trầm cảm ở trẻ

Áp lực học tập và thi cử

Đây là nguyên nhân lớn dẫn tới việc học sinh mắc trầm cảm. Điểm số, bài tập, thi cử dễ khiến các em lâm vào tình trạng stress và thậm chí nhiều bạn đã phải tự tử vì chuyện này

Bí quyết giúp con vượt qua áp lực học tập của mẹ Nhật JAPANSHOP.VN

Bạo lực học đường

Hiện nay, tình trạng bạo lực học đường ngày càng phổ biến. Không chỉ là bạo lực thể chất mà ngay cả tinh thần cũng khiến học sinh –  các em đang ở lứa tuổi phát triển – gặp khó khăn. Việc bắt nạt, cô lập bạn cùng lớp, bêu rếu, nói xấu trên mạng xã hội hoặc truyền miệng, đánh hội đồng… sẽ dần khiến đối tượng bị bạo lực trở nên mất niềm tin và không còn muốn tới trường. Họ sẽ dần cảm thấy bản thân bị tách biệt với xã hội, sợ xã hội và dần hình thành những suy nghĩ tiêu cực.

Bài 2: Tảng băng bạo lực học đường ở châu Âu | baotintuc.vn

Áp lực từ chính gia đình

Ngay cả các bậc phụ huynh cũng có thể là nguyên nhân khiến con em mình mắc trầm cảm. Học sinh thường cho rằng bố mẹ đã quá áp đặt suy nghĩ vào mình, không hiểu tâm tư của mình và thường xuyên so sánh mình với người khác.

Mẹ không muốn con KHỔ, nhưng liệu lựa chọn của mẹ sẽ khiến con HẠNH PHÚC?

Thiếu sự quan tâm của người thân và bạn bè

Lứa tuổi học sinh đang rất nhạy cảm với những thứ thay đổi xung quanh mình. Chỉ cần thất tình, tình bạn đổ vỡ, thi trượt, điểm kém… cũng có thể khiến các em lâm vào tình trạng stress, căng thẳng. Lúc này không có sự quan tâm từ người thân, bạn bè thì tình trạng này sẽ càng trở nên tồi tệ hơn.

Con gái bị cô lập trong lớp mẫu giáo, mẹ đổ lỗi cho giáo viên nhưng kết cục lại mẹ lại hối hận

Nguồn : bau.vn