Dấu hiệu nhận biết trẻ đang mắc hội chứng bàn chân bẹt, cha mẹ nên biết sớm

Hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ vô cùng phổ biến, chúng ảnh hưởng nghiêm trọng tới thần kinh cột sống và sự phát triển sau này của trẻ.

Nhiều cha mẹ thường lơ là những bước đi của trẻ, chính vì điều đó mà chúng ta lãng quên đi hội chứng bàn chân bẹt- hội chứng phổ biến ở trẻ. Cha mẹ hãy cùng Bau.vn tìm hiểu hội chứng này là gì qua bài viết dưới đây nhé!

Hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ là gì?

Bàn chân bẹt là mặt lòng bàn chân bằng phẳng, không lõm chút nào. Một số trẻ bụ bẫm nhìn cũng dễ nhầm lẫn với bàn chân bẹt. Dị tật này ở đa số trẻ sẽ tự hết lúc 6 tuổi nếu bàn chân vận động tốt và mềm mại.

Trên thực tế, tất cả trẻ sơ sinh đều có bàn chân không có vòm, không lõm hay còn gọi là bàn chân bẹt. Khi trẻ đến độ tuổi từ 2 đến 3, vòm bàn chân sẽ được hình thành cùng với hệ thống dây chằng.

ban chan bet

Công dụng của vòm bàn chân sẽ giúp cho chúng có thể chịu được lực, cần bằng và đi lại nhẹ nhàng. Thông thường, người có hệ thống dây chằng lỏng lẻo sẽ dễ bị dị tật bàn chân, khi bàn chân in trên cát hoặc 1 mặt phẳng sẽ không có chỗ khuyết như dấu chân thông thường.

Các nguyên nhân dẫn tới hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ

Nguyên nhân chủ yếu thường do thói quen đi chân đất, đi dép hoặc đi dép xăng-đan có phần đế lót bằng phẳng từ khi còn bé. Một số trẻ có gen xương khớp mềm ở bàn chân, cũng có thể phát triển thành bàn chân bẹt. Đây cũng là một tật có yếu tố di truyền vì ở nhiều gia đình, cả bố mẹ và con đều mắc chứng bàn chân bẹt.

ban chan bet

Thống kê cho thấy có khoảng 30% dân số mắc chứng chân bẹt tùy theo cấp độ, có hoặc không kèm theo giãn hoặc rách gân cơ chằng sau. Ban đầu, bàn chân bẹt không gây đau, đến một thời điểm nào đó khi khung xương không đủ lực chịu đựng sự mất cân bằng thì người bệnh sẽ đau mắt cá chân, đau đầu gối, đau khớp háng hay thắt lưng.

Ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển?

Người có bàn chân bẹt khi đi lại, phần cạnh trong của bàn chân (vòm) có khuynh hướng áp sát xuống đất, khiến bàn chân có thể bị biến dạng về lâu dài. Khi chạy nhảy, người có bàn chân bẹt dễ bị ngã vì bàn chân không đủ linh động, khi chạm chân xuống đất, cùng lúc gót sẽ vẹo ra ngoài, chân đổ vào trong khiến khớp cổ chân bị ảnh hưởng, tác động không tốt đến khả năng chạy nhảy.

ban chan bet

Ngoài ra, còn khiến các xương ở cẳng chân xoay khi đi lại, chạy nhảy, các khớp gối cũng xoay và lệch, từ đó dẫn đến đau, viêm hoặc thậm chí thoái hóa khớp gối sớm.

Sự lệch trục cơ thể cũng có thể ảnh hưởng lên tới lưng, cổ. Vấn đề này nếu không được can thiệp sớm có thể dẫn đến cấu trúc bất thường ở ngón chân cái, khiến ngón cái bị đẩy về phía ngón sát bên cạnh, gây gai gót chân, viêm cân gan chân…

Cách nhận biết trẻ mắc hội chứng bàn chân bẹt

Khi trẻ dưới 2 tuổi đều có triệu chứng bàn chân bẹt. Nhưng từ khi 3 tuổi trở lên vòm bàn chân sẽ bắt đầu hình thành. Do đó, cha mẹ có thể kiểm tra cho con từ khi trẻ bắt đầu lên 3 bằng các cách sau đây.

Cách 1: Cho con in dấu chân

Làm ướt bàn chân của trẻ (bằng nước trắng hoặc nước có màu thì càng rõ), sau đó yêu cầu con đặt bàn chân để in lên một tờ giấy trắng, tờ bìa hoặc phần gạch ngoài sân sao cho nhìn rõ dấu chân.

Nếu nhìn thấy dấu ấn của nguyên cả bàn chân trên bề mặt in thì khả năng cao trẻ đã bị mắc chứng bàn chân bẹt. Tuy nhiên, nếu phần hình in có một khoảng trống nhỏ thành hình vòm cong thì bố mẹ có thể yên tâm.

Cách 2: Cho trẻ bước đi trên cát

Cho trẻ dẫm chân lên cát, nếu cát lún và in hình bàn chân có đường cong thì chân trẻ bình thường và ngược lại, nếu trẻ in được cả bàn chân xuống cát thì có thể trẻ đã mắc chứng bàn chân bẹt.

Cách 3: Sử dụng tay kiểm tra

Dùng trực tiếp ngón tay của bố mẹ mình đặt xuống dưới gan bàn chân của trẻ khi trẻ đứng trên mặt phẳng, nếu các ngón tay bố mẹ không thể luồn được vào gan bàn chân của trẻ thì trẻ có thể đã mắc chứng bàn chân bẹt.

Các bài tập hỗ trợ điều trị bàn chân bẹt cho trẻ

Bài tập 1: Lăn chân với bóng tennis hoặc golf

  • Cho bé gồi vững trên ghế và đặt một quả bóng tennis hoặc golf dưới lòng bàn chân trái.
  • Dùng chân để lăn bóng, tập trung vào khu vực vòm bàn chân. Lưu ý: Duy trì tư thế ngồi thẳng lưng.
  • Thực hiện thao tác trên liên tục trong vòng 2 – 3 phút rồi đổi bóng sang chân phải và lặp lại bài tập.

Bài tập 2: Thực hiện lăn chân với khăn

  • Mẹ cho bé ngồi vững vàng trên ghế với độ cao vừa phải và trải một tấm khăn dưới lòng bàn chân.
  • Ghì chặt gót chân xuống sàn, đồng thời uốn cong các đầu ngón chân để chà lên khăn.
  • Dùng lực nâng vòm bàn chân lên trong lúc chà khăn. Lưu ý phần xương khớp ngón chân luôn tiếp xúc với khăn.
  • Lặp lại bài tập 10 – 15 lần rồi đổi chân.

Ngoài ra, bạn có thể tìm mua các vật dụng hỗ trợ điều trị bàn chân bẹt hoặc đưa trẻ đi triệu liệu chỉnh hình tại các bệnh viện chuyên khoa. Cha mẹ cần chú ý tới các thói quen di chuyển của con, để phát hiện sớm hơn.

Nguồn : bau.vn

  • Tham khảo cách chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mầm non phát triển toàn diện

    Tham khảo cách chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mầm non phát triển toàn diện

    Trẻ mầm non bắt đầu phát triển mạnh mẽ cả về thể chất và trí tuệ. Trong độ tuổi này, trẻ bắt đầu thể hiện được sự độc lập, ham học hỏi và khám phá thế giới xung quanh đồng thời xuất hiện những hành vi bắt chước người lớn bao gồm cả thói quen ăn uống.
  • Con trẻ và mạng xã hội: Khi niềm vui biến thành nỗi đau, ai sẽ giúp đỡ ?

    Con trẻ và mạng xã hội: Khi niềm vui biến thành nỗi đau, ai sẽ giúp đỡ ?

    Từ thế giới ảo đầy sắc màu, nhiều đứa trẻ đang rơi vào hố sâu của cô đơn, tổn thương và áp lực vô hình. Khi một dòng trạng thái có thể trở thành nhát dao, ai sẽ là người chìa tay ra với các em đầu tiên?
  • Muốn con gái hạnh phúc và bản lĩnh, mẹ đừng quên dạy 6 điều này

    Muốn con gái hạnh phúc và bản lĩnh, mẹ đừng quên dạy 6 điều này

    Trong hành trình làm mẹ, có lẽ điều quý giá nhất không phải là dạy con trở thành “cô bé ngoan” theo chuẩn mực xã hội, mà là giúp con trở thành chính mình – một phiên bản tự tin, hiểu giá trị bản thân và biết cách yêu thương cuộc sống. Dưới đây là 6 bài học quan trọng mà người mẹ nào cũng nên dạy con gái từ sớm.
  • Tâm lí của trẻ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi ba mẹ cãi nhau ?

    Tâm lí của trẻ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi ba mẹ cãi nhau ?

    Khi ba mẹ cãi nhau thường xuyên, trẻ em có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng về tâm lý và cảm xúc. Dưới đây là những tác động tiêu cực mà trẻ có thể gặp phải:
  • Nuôi dạy con có tinh thần thép-Vững vàng giữa những sóng gió cuộc đời

    Nuôi dạy con có tinh thần thép-Vững vàng giữa những sóng gió cuộc đời

    Trong hành trình làm cha mẹ, chúng ta đều mong con mình lớn lên hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc không đến từ việc con luôn được che chở hay tránh khỏi mọi thử thách, mà đến từ nội lực vững vàng để con tự bước đi giữa những khó khăn. Đó là lý do vì sao ngày càng nhiều cha mẹ hiện đại chọn cách nuôi con không chỉ bằng tình yêu thương, mà còn bằng cách rèn giũa cho con một tinh thần thép – bản lĩnh, kiên cường và không dễ gục ngã.
  • “Tứ cấm” trong giáo dục con cái thời xưa: Bài học vẫn còn nguyên giá trị

    “Tứ cấm” trong giáo dục con cái thời xưa: Bài học vẫn còn nguyên giá trị

    Trong kho tàng giáo dục truyền thống của cha ông ta, việc dạy dỗ con cái không chỉ dựa trên kiến thức hay lễ nghi, mà còn xoay quanh đạo đức, nhân cách và cách ứng xử trong xã hội. Người xưa có câu: "Dạy con từ thuở còn thơ", không phải chỉ để con giỏi giang, mà trước hết là để con làm người tử tế.Một trong những quan niệm sâu sắc nhất về giáo dục trong văn hóa phương Đông là tư tưởng "tứ cấm" – bốn điều cha mẹ không nên để con cái phạm phải nếu muốn con trưởng thành đàng hoàng, có ích. Vậy 4 điều đó là gì?