Dấu hiệu thai quá ngày dự sinh mẹ cần biết để tránh biến chứng

Các mẹ có biết có tới 80% trẻ sơ sinh không chào đời đúng ngày dự sinh. Nhưng thai quá 42 tuần mà mẹ vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì mẹ nên theo dõi để kịp thời can thiệp.

Những dấu hiệu thai quá ngày dự sinh

Mẹ thắc mắc thai quá ngày dự sinh sẽ có những biểu hiện nào? Tùy vào mỗi trường hợp mà các mẹ lại có những biểu hiện khác nhau.

– Thai nhi không tụt xuống dưới xương chậu

Một trong những dấu hiệu cho thấy mẹ sắp sinh đó chính là thai nhi tụt xuống dưới đáy xương chậu. Khi bụng bầu tụt thấp xuống, mẹ sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, dễ thở hơn vì thai nhi không đè vào phổi nữa. Nếu sau 40 tuần mà mẹ không cảm thấy đầu thai nhi hạ xuống xương chậu thì có thể thai nhi đã quá ngày.

thai qua ngay du sinh

– Lần đầu sinh con

Việc quá ngày dự sinh đối với các mẹ sinh con lần đầu là rất phổ biến. Nếu mẹ mang thai con trai có khả năng quá ngày dự sinh cao hơn.

Lúc này mẹ cần theo dõi để chắc chắn  rằng thai nhi vẫn đang khỏe mạnh. Việc siêu âm, kiểm tra chuyển động, nhịp thở, mức độ nước ối… sẽ giúp mẹ có câu trả lời.

– Cổ tử cung không thay đổi

Nếu mẹ đã mang thai 40 tuần mà không thấy cổ tử cung có những sự thay đổi thì có thể thai đã bị quá ngày. Để chuyển dạ, cổ tử cung của mẹ phải mềm hóa và mở ra.

Nếu mang thai lâu sẽ có thể khiến mẹ và thai nhi gặp nhiều biến chứng. Ví dụ như các vấn đề về nhau thai, nước ối thấp, thai nhi hít phải phân su…

– Lần mang thai trước cũng bị quá ngày

Dựa vào lần mang thai trước, các mẹ có thể hình dung ra lần sinh sau sẽ như thế nào. Nếu ở lần mang thai trước bị quá ngày thì khả năng cao lần thứ 2 cũng như vậy.

– Thai nhi chuyển động ít

Nếu thai nhi không thường xuyên chuyển động ít, cần đến các bác sỹ kiểm tra sức khỏe. Nếu không thực hiện phương pháp giục sinh, các bạn có thể yêu cầu các bác sỹ sản khoa theo dõi thai để chuyển dạ tự nhiên.

Ngoài ra cũng có thể do cách tính sai ngày dự sinh, những bà mẹ siêu âm thai trễ, xác suất tính sai ngày dự sinh khá cao. Siêu âm thai sớm ngay từ khi bắt đầu có thai sẽ giúp dự đoán ngày dự sinh chính xác hơn.

Biện pháp xử lý can thiệp khi thai quá ngày dự sinh

Mẹ sẽ thực hiện một số kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé. Các mẹ có thể theo dõi chỉ số nước ối bằng siêu âm. Bởi vì thiếu ối sẽ khiến suy tuần hoàn nhau thai, thiếu oxy cho thai nhi. Mẹ sẽ được siêu nước ối sau mỗi 48 giờ.

Mẹ sẽ được soi ối để phát hiện nước ối có lẫn phân su hay không. Mẹ bầu cũng có thể được chỉ định làm thử nghiệm gọi là nghiệm pháp thử thách bằng Oxytocin. Mục đích tạo ra ba cơn gò tử cung trong mỗi 10 phút.

thai qua ngay du sinh

Sau đó, mẹ sẽ được gắn máy monitor để theo dõi đáp ứng của tim thai với các cơn gò. Nếu bé chịu được “chuyển dạ nhân tạo” thì cũng sẽ chịu được cuộc sanh thật.

Mẹ sẽ thực hiện biện pháp theo dõi cảm nhận em bé đạp. Bác sỹ cũng sẽ yêu cầu theo dõi cử động thai kỳ hàng ngày. Làm việc này để chắc chắn bé sẽ không bị suy thai.

Nếu bé chịu được chuyển dạ, bác sỹ sẽ giúp bạn kích thích tạo cơn gò tử cung để sinh thường. Tuy nhiên, nếu bé không chịu được cuộc sanh, em bé quá to hoặc mẹ có vết mổ cũ, bác sỹ sẽ mổ lấy thai.

Trên đây là những dấu hiệu thai quá ngày dự sinh và biện pháp xử trí cho mẹ. Các mẹ bầu không nên quá lo lắng, vì trong số 12% sản phụ được chẩn đoán là thai quá ngày, chỉ có 4% là quá ngày thật sự. Các trường hợp còn lại mang thai quá ngày thường là do tính vòng kinh không đúng.

Nguồn : bau.vn

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.