Dấu hiệu và cách chăm sóc trẻ sơ sinh da nhạy cảm ba mẹ cần nhớ

Trẻ sơ sinh da nhạy cảm là vấn đề ba mẹ không nên chủ quan. Chăm sóc da cho bé cũng cần có những kinh nghiệm và kỹ năng cơ bản nhất, ba mẹ đã biết chưa?

Trẻ sơ sinh vốn dĩ rất nhạy cảm, kể cả ở làn da. Chính vì vậy việc chăm sóc da trẻ sơ sinh được đặt lên hàng đầu và cần sự tỉ mỉ, nhẹ nhàng. Sau đây là những dấu hiệu mà trẻ sơ sinh da nhạy cảm đặc biệt, bạn cần thật chú ý trong cách chắm sóc.

1. Dấu hiệu trẻ sơ sinh da nhạy cảm

Da khô

Theo các chuyên gia, da khô là một trong những dấu hiệu da nhạy cảm thường gặp ở mọi người, kể cả trẻ sơ sinh. Nếu trẻ có dấu hiệu khô da, bác sĩ khuyên ba mẹ nên lựa chọn những sản phẩm dịu nhẹ, không làm khô hoặc kích ứng da của bé. Bạn cũng nên cẩn thận với việc tắm rửa, vì điều đó cũng có thể làm khô da của bé.

Mẩn đỏ

Cũng giống khô, mẩn đỏ là dấu hiệu khá phổ biến của da nhạy cảm ở trẻ. Trên thực tế, da mẩn đỏ và khô thường đi đôi với nhau.

Nhiệt độ cao cũng có thể gây phát ban hồng hoặc đỏ trên da trẻ sơ sinh. Bạn nên kiểm tra những thứ có thể kích ứng mẩn đỏ để tránh chúng.

Một số trẻ sơ sinh phát ban đỏ hoặc nứt nẻ quanh miệng do chảy nước dãi.

trẻ sơ sinh da nhạy cảm

Trẻ sơ sinh có làn da nhạy cảm thường dễ bị mẩn đỏ, phát ban

Phát ban tã

Các mảng đỏ hoặc những vết lằn có thể xuất hiện ở mọi nơi trên cơ thể bé, đặc biệt là khu vực quấn tã. Kích ứng da đặc biệt này gọi là phát ban tã và nó rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Nước tiểu và phân có thể gây kích ứng làn da của trẻ. Vì vậy, bạn không nên để trẻ mặc tã bẩn quá lâu.

trẻ sơ sinh da nhạy cảm

Phát ban tã xuất phát từ nguyên nhân ba mẹ không thay tã cho trẻ đúng theo quy định chuẩn

Nổi mề đay

Mề đay dạng sẩn là tên gọi của tình trạng mụn đỏ, ngứa phát triển do phản ứng với vết côn trùng đốt. Bé có thể phát triển một hoặc một số vết sưng ngứa hoặc mụn nước. Không chỉ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cũng dễ bị tình trạng này khoảng một vài năm trước khi lớn hơn.

2. Chăm sóc trẻ sơ sinh da nhạy cảm

Cẩn thận khi tắm

Khi trẻ có làn da nhạy cảm, cha mẹ không nên cho bé tắm gội quá lâu, chỉ cần 10 phút là đủ. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo nước ấm nhưng không quá nóng.

Bạn không nên sử dụng xà phòng vì sản phẩm này thường chứa hóa chất mạnh, gây kích ứng da nhạy cảm. Tắm nước lá sẽ là một giải pháp để trẻ ngày càng khoẻ mạnh, phát triển tốt.

Dưỡng ẩm

Sau khi tắm là thời điểm dưỡng ẩm lý tưởng nhất cho trẻ

Bạn đừng nghĩ rằng chỉ người lớn mới cần đến dưỡng ẩm khi vào mùa hanh khô mà ngay cả trẻ sơ sinh cũng không thể thiếu. Cha mẹ nên dự trữ các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ cho làn da mỏng manh của bé. Một trong những thời điểm tốt nhất để dưỡng ẩm da cho trẻ là ngay sau khi tắm. Dùng khăn mềm thấm khô da cẩn thận, sau đó thoa kem dưỡng ẩm không mùi nhẹ nhàng lên khắp cơ thể khi da còn hơi ẩm.

Thay tã thường xuyên

Tã, bỉm trẻ em có khả năng thấm hút rất tốt. Tuy nhiên, nước tiểu và phân vẫn có thể gây kích ứng da của bé. Bạn nên thay tã cho trẻ mỗi khi tã bị ướt hoặc bẩn để giữ da luôn sạch sẽ và khô thoáng.

Chăm sóc trẻ sơ sinh không chỉ đơn giản là dinh dưỡng, giấc ngủ hay phòng bệnh ba mẹ nhé. Chăm sóc trẻ sơ sinh da nhạy cảm cần ba mẹ tỉ mỉ, kiên nhẫn trong từng công đoạn. Đừng lo lắng, hãy tích luỹ kinh nghiệm qua từng ngày để chăm sóc con tốt nhất ba mẹ nhé.

Nguồn : bau.vn