Điểm danh những trò chơi tại nhà cực hay ho và vui nhộn cho trẻ ngày 1/6

Tham khảo ngay những trò chơi tại nhà cho trẻ nhân ngày 1/6, vừa đơn giản vừa năng động lại hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Cách tốt nhất để một đứa trẻ hết buồn chán là làm cho bé trở nên bận rộn. Nếu bạn có thể sáng tạo ra những trò chơi tại nhà cho trẻ vừa hứng thú làm mà không tốn kém. Dưới đây là những ý tưởng tuyệt vời để trẻ giải trí trong dịp 1/6 mà lại hoàn toàn miễn phí.

1. Xây tháp bằng bọt biển

Bằng cách cắt miếng bọt biển, xốp thành những thanh nhỏ dài, bạn có thể tạo cho bé trò chơi xây tháp. Trò chơi đơn giản này không chỉ làm bé thư giãn mà còn giúp trẻ bình tĩnh lại và rèn luyện khả năng tập trung.

2. Trò chơi thả bóng

Sau khi bạn cố định lõi bìa hình trụ dài, có lỗ vào tường bằng băng dính. Bé có thể thả bi, bóng nhỏ hay đồ chơi khác qua ống và quan sát đồ vật rơi xuống chậu hứng bên dưới.

tro choi tai nha cho tre

3. Vẽ tranh trên cát – trò chơi vui nhộn tại nhà cho trẻ

Trẻ em rất thích chơi đùa với cát. Chúng có thể ngồi hàng giờ đẻ viết chữ và vẽ tranh trên bờ biển. Mang trò chơi này về nhà không hề khó. Bạn chỉ cần thay thế cát bằng một hộp đầy bột, đường và cho trẻ dùng bút chì viết, vẽ trên đó là được. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể đưa ra những chữ cái hay bức tranh mẫu rồi yêu cầu bé vẽ lại trên “cát”.

4. Cắm trại trong nhà

Nếu không tiện ra ngoài cắm trại, chúng ta hoàn toàn có thể nghĩ đến việc cùng con cắm trại trong nhà. Chỉ với một ngọn đèn và vài mảnh bìa cac-tông, bạn đã có một đốm lửa trại bên ngoài túp lều rồi.

tro choi tai nha cho tre

5. Làm tên lửa bằng bóng bay

Vật liệu cần có: 1 sợ dây dài khoảng 2 mét, 1 quả bóng bay, 2 cái ghế, 1 cái ống hút, kéo.

Buộc đầu dây vào phía sau 1 chiếc ghế. Luồn dây qua ống hút và buộc đầu dây còn lại vào chiếc ghế thứ 2. Thổi căng bóng bay nhưng không thắt nút ở đầu mà dùng tay giữ hơi. Dùng băng dính cố định bóng bay với ống hút vừa luồn dây qua. Thả tay đang giữ hơi bóng ra và tên lửa bắt đầu xuất phát!

6. Trò chơi bowling tại nhà cho trẻ

Không nhất thiết phải có 1 bộ đồ chơi bowling. Chỉ với những vật dụng quen thuộc hàng ngày như vài cục tẩy và 1 viên bi, bạn đã có thể tạo cho bé một trò chơi độc đáo, thú vị không kém trò bowling thật.

7. Biến những sợi dây thành ma trận

Nếu bố mẹ dùng 1 sợi dây dài và bỏ chút thời gian biến chúng thành ma trận, thử thách phức tạp thì các bé cũng sẵn sàng nhập vai thành siêu anh hùng mà mình yêu thích để hoàn thành sứ mệnh vượt qua chướng ngại vật đó.

tro choi tai nha cho tre

8. Xà phòng bằng đám mây – trò chơi tại nhà cho trẻ

Chỉ cần cho 1 bánh xà phòng vào lò vi sóng, bạn đã có ngay 1 đám mây xà phòng để con thỏa thích khám phá. Tuy nhiên hãy chú ý sử dụng các loại xà phòng an toàn cho trẻ nhé!

9. Nhảy qua hộp

Đây là một trò chơi vận động vui nhộn cho trẻ mầm non, giúp bé phát triển kỹ năng đứng, đi. Để thực hiện trò chơi cho bé, bạn cần chuẩn bị: 5 – 6 hộp carton chẳng hạn như hộp đựng giày. Màu vẽ và cọ.

Cách làm: Hướng dẫn bé tự sơn màu lên hộp để bé hứng thú và tò mò hơn
Đặt các hộp giấy thành một dãy, càng nhiều hộp càng tốt
Đặt 1 món đồ chơi cho trẻ ở cuối hàng, sau đó yêu cầu bé nhảy qua mà không được đụng vào
Sau khi lấy được đồ chơi, yêu cầu bé quay lại và nhảy về vị trí xuất phát.

10. Trò chơi xe đẩy

Đẩy đồ chơi như xe hơi hay xe đẩy là cách giúp bé rèn luyện kỹ năng vận động. Trò này thích hợp với bé bắt đầu tập đi, giúp bé học cách giữ cân bằng cơ thể.

Mẹ chuẩn bị một chiếc xe đẩy với tay cầm vững chắc. Sau đó đứng trước bé để hướng dẫn bé hay gọi bé đi về phía bạn. Một người khác sẽ đứng phía sau bé để hỗ trợ, đồng thời cỗ vũ bé đi về phía trước. Bé có thể chơi trò này với bé khác đã biết đi trong nhà.

11. Trò chơi tại nhà cho trẻ – Ném gối

Ném gối là trò chơi vận động cho trẻ mầm non trở lên, giúp trẻ phát triển kỹ năng bò, ngồi và ném. Bạn có thể cho trẻ chơi trò này bất cứ lúc nào nhưng sẽ vui hơn là lúc trước khi đi ngủ. Để chơi trò chơi này, bạn cần chuẩn bị: 6 – 7 cái gối nhỏ và một sọt đựng đồ.

Cách chơi:

  • Trải gối trên giường, một số ở gần cuối giường, một số ở đầu giường
  • Bé sẽ bắt đầu từ một đầu giường, nhặt gối và ném vào sọt trên sàn để gần giường. Bé có thể bò hay đi bộ tùy theo ý muốn của bé
  • Bé sẽ tiếp tục cho đến khi ném hết gối vào sọt. Bạn có thể để sọt ở vị trí gần để bé dễ ném gối.

Các trò chơi cho bé như trên không chỉ giúp các bé vui vẻ mà còn trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn. Bạn hãy dành thời gian cùng bé chơi đùa, bé sẽ thích thú và gắn kết với bạn hơn.

Nguồn : bau.vn

  • Những kiến thức phòng tránh sốt xuất huyết ở trẻ tại nhà hiệu quả

    Những kiến thức phòng tránh sốt xuất huyết ở trẻ tại nhà hiệu quả

    Bài viết dưới đây của Bau.vn là những kiến thức phòng tránh sốt xuất huyết ở trẻ ngay tại nhà hiệu quả dành. Bố mẹ hãy lưu ngay lại nhé!
  • Giao tiếp cảm xúc: Phương pháp chuyên gia khuyên dùng để nuôi dưỡng sự gắn kết với con

    Giao tiếp cảm xúc: Phương pháp chuyên gia khuyên dùng để nuôi dưỡng sự gắn kết với con

    Trong hành trình nuôi dạy con, giao tiếp không đơn thuần là trao đổi thông tin mà còn là sợi dây kết nối cảm xúc giữa cha mẹ và con cái. Nhiều bậc phụ huynh thường than phiền: “Con không chịu nói chuyện với mình”, “Con chỉ thích nói chuyện với bạn bè”... Nhưng ít ai biết rằng, để trẻ mở lòng, điều quan trọng không nằm ở việc hỏi, mà ở cách chúng ta lắng nghe.Dưới đây là những bí quyết vàng từ các chuyên gia tâm lý – giáo dục giúp cha mẹ giao tiếp với con hiệu quả và đầy yêu thương:
  • 3 điều cha mẹ nên giữ lại cho mình để con lớn lên hạnh phúc

    3 điều cha mẹ nên giữ lại cho mình để con lớn lên hạnh phúc

    Tình yêu thương con cái là bản năng tự nhiên của cha mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự chia sẻ toàn bộ cảm xúc, lo toan hay áp lực cũng là điều tốt. Cha mẹ thông minh là những người biết giữ lại một phần cho riêng mình, để bảo vệ tuổi thơ và tâm hồn non nớt của con. Dưới đây là 3 điều cha mẹ nên "giấu" con, không phải vì thiếu trung thực, mà là để yêu thương con một cách trưởng thành và lành mạnh hơn.
  • Sự

    Sự "tàn nhẫn" đầy yêu thương: Cách dạy con khiến trẻ trưởng thành vượt trội

    Trong tình yêu thương vô bờ dành cho con, nhiều bậc cha mẹ luôn cố gắng bảo vệ con khỏi mọi va vấp và tổn thương. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia giáo dục hiện đại, sự “tàn nhẫn” có chọn lọc của cha mẹ trong cách dạy con lại có thể là bước ngoặt giúp trẻ trưởng thành và thành công hơn trong tương lai.Vậy “tàn nhẫn” ở đây có nghĩa là gì? Và tại sao điều tưởng như đi ngược với bản năng làm cha mẹ này lại trở thành một bí quyết giáo dục đáng suy ngẫm?
  • Đậu nành – “thực phẩm vàng” hay nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ?

    Đậu nành – “thực phẩm vàng” hay nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ?

    Đậu nành từ lâu đã được biết đến là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe tim mạch, nội tiết và làn da. Tuy nhiên, khi nói đến trẻ em – đối tượng có hệ tiêu hóa và nội tiết chưa hoàn thiện – nhiều bậc cha mẹ băn khoăn: Liệu ăn đậu nành có thực sự tốt cho trẻ? Có ảnh hưởng gì đến sự phát triển sinh lý hay không? Hãy cùng tìm hiểu sự thật qua bài viết dưới đây.
  • Kỳ nghỉ hè an toàn, năng động cho bé: 6 điều cha mẹ cần làm

    Kỳ nghỉ hè an toàn, năng động cho bé: 6 điều cha mẹ cần làm

    Kỳ nghỉ hè là khoảng thời gian các bé được tạm rời sách vở, thỏa sức vui chơi và khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, không ít bậc phụ huynh băn khoăn làm sao để con có những ngày hè thật sự bổ ích, vừa khỏe mạnh, vừa tránh xa các thiết bị điện tử. Dưới đây là 6 mẹo đơn giản nhưng hiệu quả giúp trẻ năng động, khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng trong suốt mùa hè.