Đối mặt thế nào với cơn giận dữ thời khủng hoảng tuổi lên 2 và cơ hội để mẹ dạy con “siêu ngoan”

Đối mặt thế nào với cơn giận dữ thời khủng hoảng tuổi lên 2 và cơ hội để mẹ dạy con "siêu ngoan"

Làm mẹ, ai mà không ít nhất hơn một lần phải đối diện với những cơn thịnh nộ của con trong thời kỳ khủng hoảng. Nhưng chấp nhận hay lắng nghe? Đâu là sự lựa chọn của mẹ đây?

Điều mà các bà mẹ trẻ quan tâm ở tuổi khủng hoảng của con, và để ý rõ nhất là “Sự giận dữ của con”. Con rất dễ giận, dễ cáu, dễ mất bình tĩnh. Có lẽ thời gian đầu mẹ sẽ rất hoang mang, không biết phải làm gì trước những điều này vì làm mẹ lần đầu, điều này hẳn là khiến mẹ suy nghĩ rất nhiều.

Không phải riêng ai mà đây cũng là vấn đề rât nhiều mẹ gặp phải, cũng bất lực, cũng stress… có những mẹ chia sẻ việc lạnh lùng với sự giận dữ đó, có mẹ lại bảo thủ thỉ, có mẹ lại la hét để con im.

Trẻ lên 2 đang phát triển kĩ năng dữ dội, sự bắt chước hình thành, ngôn ngữ chưa rành mạch, rõ ràng để diễn tả đúng cái mình muốn. Ngoài ra đó là cách mà con thể hiện sự buồn chán, đói hay mệt mỏi của chúng, điều này hết sức bình thường. Khi con lớn hơn, hệ luỵ không cải thiện lúc nhỏ và sự cố tình mè nheo, giận dữ nhiều hơn để đạt được mục đích khi nhỏ con được đáp ứng, con hiểu sự giận dữ là hiệu quả, nên cha mẹ cần hết sức chú ý.

Đối mặt thế nào với cơn giận dữ thời khủng hoảng tuổi lên 2 và cơ hội để mẹ dạy con "siêu ngoan" - ảnh 1

Đối mặt thế nào với cơn giận dữ của khủng hoảng tuổi lên 2 ?

Thay vì nổi cáu hay lên cơn thịnh nộ trước mặt con, Bầu mách mẹ cách hạn chế, khắc phục, cải thiện sự giận dữ của con ở tuổi lên 2 như sau:

1. Sự tích cực từ cha mẹ

Bầu khẳng định cách này khá hiệu quả, nghĩa là chúng ta có cái nhìn tích cực với mọi thứ, ví dụ đơn giản, hãy phân biệt sự vô tình hay cố tình trong lỗi sai của con để có cách xử lý.

Ví dụ, con làm bể chiếc ly, thay vì bất ngờ với sự việc bằng cơn thịnh nộ thì hãy thay bằng lời nói ‘’con có sao không, bình tĩnh nói mẹ nghe chiếc ly tự rơi xuống hay con lỡ tay làm bể”? Như vậy, chúng ta đang đi tìm nguyên nhân, mặc dù nhìn điên tiết cỡ nào, bạn sẽ thấy thái độ của con sẽ khác hẳn.

Đối mặt thế nào với cơn giận dữ thời khủng hoảng tuổi lên 2 và cơ hội để mẹ dạy con "siêu ngoan" - ảnh 2

Hãy đi tìm nguyên nhân thay vì trách mắng con

2. Sự nhìn nhận của cha mẹ đối với con

Sự cố gắng của con trong bất kì việc lớn nhỏ nào cũng cần được công nhận, đó là cách chúng ta tạo sự hào hứng cho trẻ, giúp trẻ hiểu được giá trị bản thân và không lo lắng.

3. Đánh lạc hướng trẻ

Khi trẻ cố gắng muốn 1 cái gì đó không hợp lý, mẹ hãy gợi ý hãy đánh lạc hướng bằng cái khác như chơi cái gì đó thật hấp dẫn, hoặc cất đồ vật ấy khuất tầm mắt của con. Dắt con đi tới chỗ ít người để con bình tĩnh, tỏ ra lắng nghe và không thể hiện sự giận dữ của mình ra ngoài.

Đối mặt thế nào với cơn giận dữ thời khủng hoảng tuổi lên 2 và cơ hội để mẹ dạy con "siêu ngoan" - ảnh 3

Thay vì thịnh nộ, hãy có cách dạy con rất khoa học

4. Tạo ra quy tắc

Trong khi trẻ chưa tức giận, cha mẹ có nhiều cơ hội dạy trẻ hiểu các quy tắc nhỏ, đơn giản. Ví dụ như con hãy cố gắng hoàn thành việc này rồi hãy làm việc khác, hoặc nếu con không ăn sẽ không được đòi bất cứ gì thêm nếu mẹ dẹp đồ ăn ở bữa này, con hãy đợi tới bữa kế tiếp nhé, hay mẹ sẽ ngưng nói chuyện với con nếu con tiếp tục khóc lóc, với những đòi hỏi vô lý,…

5. Cho con được quyết định

Hãy tôn trọng con, nếu trẻ muốn tự làm điều gì đó, muốn ăn món nào hay làm gì trước sau, có sự quan sát và dẫn dắt của mình.  Hãy nhân cơ hội này rèn luyện và tập sự tự lập cho con. Nhưng thường trẻ sẽ có quyết định trái với quyết định của bố mẹ, hãy cố gắng chấp nhận nếu những điều đó không quá đáng.

6. Chấp nhận hay lắng nghe sự giận dữ của con

Trong lúc con nói gì mình không hiểu, mình xin lỗi con trước và cố gắng bảo con miêu tả lại, tốt nhất là cố gắng hiểu, và đưa ra các gợi ý mà mẹ nghe được để con cảm thấy mình đang nghe con nói. Ba mẹ đừng chỉ ừ ừ qua loa giả vờ hiểu. Nếu trẻ quá tức giận và ném đồ đạc, hãy chờ đợi để trẻ bình tĩnh và học cách kiên nhẫn, đừng cố gắng thuyết phục trẻ thêm.

Đối mặt thế nào với cơn giận dữ thời khủng hoảng tuổi lên 2 và cơ hội để mẹ dạy con "siêu ngoan" - ảnh 4

Mẹ hãy luôn biết lắng nghe và thấu hiểu trước sự giận dữ của con

7. Bình tĩnh và cho con cơ hội

Trẻ cần chúng ta hướng dẫn khắc phục hình thành tính cách tốt, nên dù thế nào sự bình tĩnh của ba mẹ sẽ rất quan trọng, vấn đề sẽ rất tệ nếu mình cũng giận với con, mình trải qua rồi nên hãy hiểu và rèn luyện cho bản thân cách lắng nghe, trao cho con cơ hội.

8. Thống nhất cách giải quyết giữa cha mẹ, ông bà khi con giận dữ

Để trẻ hiểu được những quy tắc cơ bản, không đi sai hướng khi hình thành cảm xúc, cá tính. Không đáp ứng rồi sau đó lại phản đối, trẻ hầu như sẽ khó chấp nhận nếu chúng ta không đồng nhất cách xử lý.

Theo Bầu, giới hạn của sự giận dữ là sự mệt mỏi, đói, stress, chúng ta cần giúp con thư giãn, cho con ăn món con thích nhất, dắt con đi đâu đó để trẻ khuây khoả, lấy lại năng lượng hay sự bình tĩnh. Nói chuyện nhẹ nhàng, nói yêu con nhiều, hãy ôm mẹ nếu con muốn… Chị đã dùng cách này khá hiệu quả, khi con đánh cả chị vì mẹ không hiểu bé nói gì, chị thường biện minh bằng 1 cái ôm và nói” Bé cưng ơi, mẹ muốn được ôm, con ôm mẹ được không”

Tóm lại, chúng ta sẽ gần gũi được với con khi hiểu, lắng nghe con. Khi con mở lòng và nhờ chúng ta giúp đỡ thì xem như đã thành công được một nửa.

Con thế nào cũng bé bỏng đối với chúng ta, chúng ta có thể dùng đòn roi, sự la mắng, sự phớt lờ, sự giận dữ nhưng hãy kết hợp với sự hiểu con, sự cảm thông và hơn hết là tình thương, sau mỗi lần hãy ôm con và nói “con không biết mẹ luôn yêu con nhiều như thế nào đâu”. Đừng tiếc lời khen, đừng tiếc cái ôm, và đừng so đo con đúng hay sai, con chỉ cần mẹ và mẹ thôi. Đây là cơ hội để chúng ta giáo dục con tốt nhất.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng

  • Thiếu vitamin A nguy hiểm ra sao với trẻ em và phụ nữ sau sinh?

    Thiếu vitamin A nguy hiểm ra sao với trẻ em và phụ nữ sau sinh?

    Vitamin A là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu, đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là với trẻ nhỏ và phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tình trạng thiếu vitamin A vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và sức đề kháng của trẻ, cũng như quá trình hồi phục sau sinh của người mẹ. Vậy tại sao vitamin A lại quan trọng đến vậy? Hãy cùng tìm hiểu.
  • 3 bí quyết khiến bé thích uống sữa mà mẹ không ngờ tới

    3 bí quyết khiến bé thích uống sữa mà mẹ không ngờ tới

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp trẻ phát triển khỏe mạnh toàn diện, cung cấp canxi, protein, vitamin và khoáng chất cần thiết. Tuy nhiên, nhiều bé lại không thích uống sữa vì vị nhạt hoặc ngán ngấy. Làm sao để bé vui vẻ uống đủ sữa mỗi ngày mà không cần ép? Hãy thử ngay 3 tuyệt chiêu “đánh lừa” vị giác dưới đây để bé yêu thích sữa hơn nhé!
  • Con phát triển toàn diện nhờ ăn uống đúng – Cha mẹ đã làm đúng chưa?

    Con phát triển toàn diện nhờ ăn uống đúng – Cha mẹ đã làm đúng chưa?

    Chế độ dinh dưỡng trong những năm đầu đời đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thể chất, trí tuệ và thói quen ăn uống lâu dài của trẻ. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại với sự bủa vây của thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt và đồ ăn nhanh, nhiều bậc cha mẹ đang gặp khó khăn trong việc xây dựng một thực đơn lành mạnh và cân bằng cho con. Vậy thế nào là một chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ em? Bài viết này sẽ cung cấp những nguyên tắc nền tảng mà bất kỳ cha mẹ nào cũng nên biết.
  • Nhân tướng học trẻ em: Nét mặt tiết lộ điều gì về vận mệnh và sức khỏe?

    Nhân tướng học trẻ em: Nét mặt tiết lộ điều gì về vận mệnh và sức khỏe?

    Từ lâu, nhân tướng học phương Đông đã xem khuôn mặt như “tấm bản đồ” phản ánh vận mệnh, tính cách và sức khỏe của một con người. Đặc biệt, ở trẻ nhỏ, một số nét tướng nhất định được cho là có thể hé lộ phần nào về tương lai, sức khỏe và may mắn trong cuộc đời. Tuy không mang tính tiên đoán tuyệt đối, nhưng việc quan sát những đặc điểm này giúp cha mẹ hiểu con hơn và có hướng nuôi dạy phù hợp.Dưới đây là những nét tướng phổ biến thường được nhắc đến trong dân gian và nhân tướng học:
  • Những vi chất dinh dưỡng nào cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ ?

    Những vi chất dinh dưỡng nào cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ ?

    Sự phát triển toàn diện của trẻ – cả về thể chất, trí tuệ và hệ miễn dịch – phụ thuộc rất lớn vào việc bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng trong giai đoạn vàng từ 0 đến 6 tuổi. Đây là lúc cơ thể trẻ phát triển nhanh nhất, não bộ hình thành mạnh mẽ và cũng là thời kỳ dễ thiếu hụt vi chất nhất nếu không chú ý.Dưới đây là những vi chất quan trọng nhất bố mẹ cần bổ sung hợp lý qua chế độ ăn và/hoặc sản phẩm bổ sung cho trẻ:
  • Làm sao để trẻ yêu rau xanh? Cha mẹ nhất định phải biết 7 mẹo này

    Làm sao để trẻ yêu rau xanh? Cha mẹ nhất định phải biết 7 mẹo này

    Không ít cha mẹ gặp khó khăn khi con nhỏ thường xuyên từ chối ăn rau – một phần quan trọng trong chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa và phát triển trí não. Vậy làm sao để trẻ yêu thích rau hơn mà không ép buộc hay biến bữa ăn thành “cuộc chiến”? Dưới đây là 7 mẹo đơn giản nhưng hiệu quả giúp cha mẹ “đưa rau vào bụng trẻ” một cách nhẹ nhàng và vui vẻ hơn.