Đừng nuông chiều quá mức: 6 thử thách giúp con mạnh mẽ và biết ơn trong tương lai

Làm cha mẹ, ai cũng mong con có tuổi thơ hạnh phúc, lớn lên bình an và tương lai vững vàng. Nhưng đôi khi, tình yêu thương thái quá lại biến thành sự bao bọc khiến con thiếu kỹ năng sống, dễ gục ngã trước thử thách đầu đời. Ngược lại, những đứa trẻ được “rèn” sớm trong khuôn khổ, biết đối mặt với khó khăn lại thường vững vàng hơn, trưởng thành hơn và thành công hơn.Dưới đây là 6 “nỗi khổ” mà nếu cha mẹ dám để con trải nghiệm sớm, sẽ là món quà quý giá cho cả cuộc đời con.

1. Cho con chịu đựng nỗi khổ của học hành

Nhà thơ Lâm Bô thời Bắc Tống đã từng nói: “Trẻ không siêng năng, về già vất vả, trẻ nghe theo người nhà, về già sẽ an vui”.

Cái khổ trong học hành bắt đầu từ chịu khổ những việc nhỏ, đừng sợ khổ, hãy chủ động chịu khổ, chịu khổ càng nhiều thì tương lai càng rộng mở.

Cuộc sống của người có học hành và người không học là hoàn toàn khác nhau. Những đứa trẻ không thích học đến trường rất thoải mái, trong khi những đứa trẻ khác lắng nghe thì lại sao nhãng, trong khi trẻ khác học thì mình mãi chơi.

Nhưng sau khi trưởng thành, họ trở thành một người không có tri thức, chẳng biết gì, họ chỉ có thể làm những công việc mệt mỏi nhất và sống một cuộc đời khó khăn nhất.

Họ đã “bỏ lỡ” nửa đầu cuộc đời trong sự lười biếng, và tuyệt vọng trả giá trong nửa đời sau của mình. Dẫu học hành là vất vả nhưng không học hành thì cuộc sống càng khó nhọc hơn.

“Mười năm gian khổ học hành, 100 điều luyện thành thép”. Hãy rèn cho con 6 nỗi khổ này, sau này chúng sẽ cảm ơn bạn rất nhiều. (Ảnh minh họa)

2. Để con chịu nỗi khổ trong lao động

Có một câu nói rất hay: “Không nỡ để trẻ lao động, khi trưởng thành càng ít được trọng dụng”.

Lao động là điều vinh quang nhất, cũng là điều khó khăn và mệt mỏi nhất. Những người yêu thích lao động và sẵn sàng đổ mồ hôi, hầu hết cuộc sống của họ ngày càng tốt hơn. Có một câu nói rằng: “Người càng không lao động, càng ít được trọng dụng”.

Cha mẹ hãy khuyến khích con cái làm việc nhà, có thể làm nhiều hơn một chút trong khả năng, không chỉ để chia sẻ trách nhiệm gia đình mà còn để con cái hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của lao động.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ em càng yêu lao động thì tương lai tỷ lệ thành đạt càng cao, và càng hạnh phúc hơn trong cuộc sống, đây là điều mà trẻ không yêu lao động không thể có được.

Khi còn nhỏ, hầu hết trẻ rất thích những ngày ăn sung mặc sướng, nếu vẫn cứ như vậy cho đến lớn, thì trẻ thậm chí không thể giặt giũ và nấu ăn đơn giản, vô tình đã trở thành một “đứa trẻ khổng lồ”.

Thực sự yêu thương một đứa trẻ không phải là đặt trẻ vào một lọ mật ong, mà là biết buông tay một cách hợp lý, cho trẻ có cơ hội trưởng thành.

3. Cho con chịu khổ từ những lời chỉ trích

Người xưa có câu: “Cây nhỏ thì cắt tỉa, trẻ nhỏ nhất định phải quản”.

Những cây con đang phát triển chỉ có thể phát triển mạnh mẽ hơn sau khi được cắt tỉa, và những đứa trẻ đang lớn chỉ có thể tốt hơn sau khi được hưởng sự giáo dục tốt.

Rất nhiều bậc cha mẹ vì thương con mà ngại phê bình, khiến con cái ngày càng không hiểu chuyện và ương bướng.

Nếu cha mẹ không phê bình và “kỷ luật” con trẻ một cách hợp lý, thì chính là đang nuông chiều, dung túng và làm hư con mình.

Chẳng có trẻ nào thích bị phê bình, nhưng sự không thoải mái đó giúp trẻ biết được chỗ thiếu sót, và hiểu rằng mình đã không hoàn thành tốt công việc hoặc không vâng lời như thế nào.

4. Cho con chịu khổ trong suy nghĩ

Khổng Tử đã từng nói: “Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi”, tức học mà không suy nghĩ sẽ trở nên rối rắm, chỉ suy nghĩ mà không học sẽ rất mỏi mệt”.

Một giáo sư tại Đại học Thanh Hoa cũng chỉ ra rằng: Ở Trung Quốc, 90% trẻ em đang học giả vờ. Một số trẻ cảm thấy việc học là như vậy, đến lớp đúng giờ và làm bài đúng giờ, nếu đạt điểm cao thì cho rằng may mắn, còn bị điểm kém thì thừa nhận mình ‘dốt’.

Những đứa trẻ này đã từ bỏ việc chủ động sử dụng não bộ, không muốn giải quyết vấn đề và rơi vào trạng thái thụ động cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Tất cả sự trì hoãn, không hoạt động, chán học, thụt lùi hay trì trệ điểm số là do trẻ không muốn ‘khổ’ trong suy nghĩ.

Để rèn luyện một đứa trẻ chăm chỉ và chăm học, cha mẹ hãy dành cho con sự kiểm soát phù hợp. Có lẽ, trên đời này không có đứa trẻ nào thực sự ngốc, mà chỉ có những đứa trẻ ‘ngốc từ sự lười biếng’ mà thôi.

5. Cho con chịu khổ trong sự “kiên trì”

Dạy trẻ tính kiên trì là dạy trẻ đam mê với mọi việc, có mục tiêu, có tầm nhìn xa và sẵn sàng kiên trì cho dù gặp khó khăn hay trở ngại gì.

Trong cuộc sống luôn có những điều hối tiếc và chỉ có sự kiên trì mới có thể hóa giải.

Hạnh phúc thực sự là kết quả của sự vượt khó. Nếu bạn chưa từng trải qua nỗi đau sâu sắc, bạn sẽ không trải nghiệm hạnh phúc nồng nhiệt.

Trên con đường học vấn, quan trọng nhất là cha mẹ đừng bỏ cuộc, đừng dạy con qua loa, bởi kiên trì với những gì nên kiên trì là trách nhiệm lớn nhất đối với trẻ.

6. Cho con chịu khổ trong sự ‘thất bại’

Đời người những việc không như ý có đến 8, 9 phần, lúc thua còn nhiều hơn lúc thắng.

Nhà văn Âu Dương Tu thời nhà Tống đã từng nói: “Khó khăn không chỉ bộc lộ tài năng, mà còn đắc được thành quả”.

Một thời chịu khó học, tương lai sẽ hưởng thụ một đời. Chỉ có cách để trẻ “chịu đựng” những nỗi khổ nên phải chịu đựng, chúng mới có thể “thoát thai đổi cốt”.

Cha mẹ với tầm nhìn hạn hẹp chỉ đổ lỗi cho trẻ, khiến trẻ trở nên rụt rè và co rúm vì sợ bị trách mắng. Nhưng bậc cha mẹ bao dung không chỉ nói cho con biết cách thành công mà còn cho con ‘cơ hội’ đối mặt với thất bại.

Con đường trưởng thành luôn có những thăng trầm, cha mẹ phải cho con cái học cách chịu đựng thất bại, vì đó là liều thuốc tốt cho sự trưởng thành. Tâm trí được va chạm với những thất bại sẽ trở nên mạnh mẽ hơn; cuộc sống từng nếm trải những thất bại sẽ trở nên huy hoàng hơn.

Vì tương lai của con cái, hãy “buông tay” trẻ, để chúng được trưởng thành.

Nguồn : bau.vn

  • Đừng nuông chiều quá mức: 6 thử thách giúp con mạnh mẽ và biết ơn trong tương lai

    Đừng nuông chiều quá mức: 6 thử thách giúp con mạnh mẽ và biết ơn trong tương lai

    Làm cha mẹ, ai cũng mong con có tuổi thơ hạnh phúc, lớn lên bình an và tương lai vững vàng. Nhưng đôi khi, tình yêu thương thái quá lại biến thành sự bao bọc khiến con thiếu kỹ năng sống, dễ gục ngã trước thử thách đầu đời. Ngược lại, những đứa trẻ được “rèn” sớm trong khuôn khổ, biết đối mặt với khó khăn lại thường vững vàng hơn, trưởng thành hơn và thành công hơn.Dưới đây là 6 “nỗi khổ” mà nếu cha mẹ dám để con trải nghiệm sớm, sẽ là món quà quý giá cho cả cuộc đời con.
  • 5 nền tảng gia đình âm thầm định hình tương lai rực rỡ của con trẻ

    5 nền tảng gia đình âm thầm định hình tương lai rực rỡ của con trẻ

    Thành công của một đứa trẻ không chỉ dựa vào trí tuệ hay may mắn, mà còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường gia đình. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những thói quen, cách ứng xử và giá trị được nuôi dưỡng trong gia đình sẽ đặt nền móng vững chắc cho tương lai của trẻ. Dưới đây là 5 đặc điểm nổi bật thường thấy ở những gia đình có con cái sau này thành đạt, giàu có cả về vật chất lẫn tinh thần.
  • Dạy con bằng sự lắng nghe và im lặng – nghệ thuật của cha mẹ thông minh

    Dạy con bằng sự lắng nghe và im lặng – nghệ thuật của cha mẹ thông minh

    Trong hành trình nuôi dạy con, nhiều bậc cha mẹ luôn nghĩ rằng nói nhiều, dạy nhiều là yêu thương. Nhưng thực tế, không phải lúc nào lời nói cũng có tác dụng tích cực. Có những thời điểm, sự im lặng đúng lúc lại có giá trị gấp nhiều lần so với lời khuyên, mệnh lệnh hay lời trách mắng.Dưới đây là 3 điều mà những cha mẹ khôn ngoan thường chọn cách không nói ra, để con được trưởng thành bằng chính trải nghiệm và suy ngẫm của mình.
  • Có nên ‘nuôi’ robot trong nhà?

    Có nên ‘nuôi’ robot trong nhà?

    Với sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo và tự động hóa, robot gia đình đang vượt xa vai trò là thiết bị hỗ trợ. Chúng giờ đây có thể học hỏi, giao tiếp và thậm chí xây dựng mối quan hệ với con người. Không chỉ là tiện ích, robot đang thay đổi cách chúng ta sống, chăm sóc và kết nối trong gia đình.
  • Đừng để lời nói vô tình biến con thành người yếu đuối, thụ động

    Đừng để lời nói vô tình biến con thành người yếu đuối, thụ động

    Lời nói có sức mạnh lớn hơn chúng ta tưởng. Đối với trẻ nhỏ, những gì cha mẹ nói ra không chỉ là ngôn từ thoáng qua mà còn có thể trở thành niềm tin định hình tính cách, động lực và cả tương lai của con. Một vài câu nói tưởng chừng "bình thường", thậm chí xuất phát từ lo lắng hay mong muốn tốt, lại vô tình khiến trẻ mất tự tin, phụ thuộc, sợ hãi và thiếu động lực vươn lên. Dưới đây là 5 kiểu câu nói độc hại mà cha mẹ cần tránh nếu không muốn con mình lớn lên thiếu ý chí, yếu năng lực và khó thành công trong xã hội đầy cạnh tranh ngày nay.
  • 6 tính cách của mẹ gieo thầm yêu thương trong trái tim con

    6 tính cách của mẹ gieo thầm yêu thương trong trái tim con

    Tình yêu của mẹ là một trong những điều thiêng liêng và bền bỉ nhất trong cuộc đời mỗi con người. Nhưng hơn cả những hi sinh thầm lặng hay sự chăm sóc hằng ngày, chính những tính cách đặc biệt của người mẹ sẽ in đậm trong ký ức của con, trở thành những điều mà con yêu thương, biết ơn và mang theo suốt đời.Dưới đây là 6 kiểu tính cách mà bất kỳ người mẹ nào sở hữu cũng đều để lại dấu ấn không thể phai trong trái tim con trẻ.