Giải đáp: Trẻ bú sữa đầu và sữa cuối khác nhau như thế nào?

Sữa mẹ được biết đến là nguồn dinh dưỡng tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhiều mẹ nuôi con bằng sữa mẹ nhưng vẫn chưa biết được sự khác nhau giữa sữa đầu và sữa cuối như thế nào.

Sự khác nhau giữa trẻ bú sữa đầu và sữa cuối như thế nào?

Khi trẻ bú sữa mẹ có sự khác biệt giữa sữa đầu và sữa cuối, vì vậy thành phần dinh dưỡng và tác dụng cũng khác nhau. Cụ thể:

– Sữa đầu: Sữa đầu được sản xuất vào khoảng 10 phút đầu của cữ bú, có màu sắc nhạt, xanh non hoặc màu trắng trong, số lượng nhiều. Trong đó thành phần chủ yếu là nước, protein, vitamin, khoáng chất, lactose cao nhưng ít béo.

tre bu sua

Ở những mẹ có nhiều sữa, khi bé bú có thể xuất hiện các tia sữa. Sữa đầu có vị hơi lợ gần giống orezol giúp trẻ bù đủ điện giải. Tuy nhiên, nếu trẻ chỉ bú sữa đầu sẽ nhanh bị đói và không bụ bẫm.

– Sữa cuối: Thông thường, cơ thể mẹ có thể sản sinh ra 60ml sữa cuối. Sữa cuối tiết ra sau sau khi bé bú hết lượng sữa đầu. Sữa cuối có thành phần dinh dưỡng dồi dào, đặc biệt là chaatss béo vì vậy sữa cuối của mẹ sẽ đặc sánh, hơi vàng và trắng đục. Sữa cuối thường chảy thành giọt và không bắn thành tia.

Sữa cuối cung cấp nhiều năng lượng, vitamin A, D, E, K. Vì vậy trẻ bú sữa cuối sẽ bun bẫm, nhanh lớn, no lâu.

Các mẹ cần làm gì để cân bằng sữa đầu và sữa cuối?

Các mẹ cần cân đối để con bú cả sữa đầu và sữa cuối. Các mẹ cần cho bé bú cạn 1 bên ngực trước khi đổi bên khi con chưa no. Nếu mẹ có quá nhiều sữa các mẹ có thể vắt bớt sữa đầu và cho bé bú tiếp sữa còn lại.

tre bu sua

Thời gian cho con bú cũng khá quan trọng. Với trẻ sơ sinh bú khoảng 15 đến 20 phút mỗi bên ngực. Khi bé đã lớn không cần bú quá lâu, tùy vào bé có thời gian khác nhau từ 5 đến 10 phút.

 

Nguồn : bau.vn