Giúp ba mẹ trả lời câu hỏi: Trẻ mấy tháng tuổi bắt đầu mọc răng?

Có câu hỏi luôn là nỗi trăn trở của biết bao bố mẹ: Con mọc răng sớm hay muộn hơn những đứa trẻ cùng trang lứa thì liệu có vấn đề gì hay không? Hãy cùng Bầu tìm hiểu để có thể chủ động nắm bắt tình hình và chăm sóc những chiếc răng xinh đầu tiên của con ba mẹ nhé.

1. Trẻ mấy tháng bắt đầu mọc răng?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, trẻ sẽ mọc răng bắt đầu từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 30. Thời gian mọc răng của trẻ phụ thuộc nhiều vào sự phát triển thể chất. Mẹ đừng quá lo lắng, chỉ cần con mọc răng trong vòng 1 năm đầu đời thì là tín hiệu phát triển hoàn toàn bình thường.

trẻ em mấy tháng mọc răng

Biểu đồ mọc răng cơ bản ở trẻ em

Trình tự mọc răng bình thường ở tất cả trẻ:

– 4 cái răng cửa giữa của hàm trên và hàm dưới: 5 – 8 tháng

– 4 răng cửa bên: 7 – 10 tháng

– 4 răng hàm đầu tiên: 12 – 16 tháng

– 4 răng nanh: 14 – 20 tháng

– 4 răng hàm tiếp theo: 20 – 32 tháng

  • Trẻ mọc răng sớm có sao không?

Theo quan niệm thời xưa thì việc trẻ mọc răng quá sớm là không tốt, vì nó có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của trẻ đang gặp vấn đề. Tuy nhiên, trong thời buổi hiện đại thì việc trẻ mọc răng sớm do được bổ sung dưỡng chất, vitamin, canxi đầy đủ là hoàn toàn bình thường. Mẹ không cần quá lo mà nên có kế hoạch chăm sóc răng cho con kịp thời nhất.

  • Trẻ mọc răng muộn có sao không?

Cho tới khi đủ 12 tháng mà trẻ vẫn chưa hề có dấu hiệu mọc răng thì có thể nhận định là mọc răng muộn. Lúc này bố mẹ cần tìm hiểu các nguyên nhân có thể xảy ra để xử lý kịp thời nhất:

– Do yếu tố di truyền từ gia đình.

– Trẻ đẻ thiếu tháng.

– Trẻ có chế độ ăn chưa hợp lý, thiếu chất.

– Do cha mẹ cho bé ăn dặm muộn, nướu và mầm răng không được kích thích bằng phản xạ nhai nuốt.

– Do bé bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, thiếu canxi, vitamin D và các dưỡng chất cần thiết khác. Lúc này, bé thường có các biểu hiện như lười ăn, tóc vành khăn, hay ra mồ hôi trộm ban đêm, ngủ không sâu giấc, bẹp hộp sọ, thóp rộng… Mẹ nên đưa bé đi khám để được bác sĩ tư vấn giải pháp khắc phục.

2. Yếu tố dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn trẻ mọc răng

Để trẻ lớn lên với hàm răng chắc khoẻ, mẹ nên chăm chút dinh dưỡng ngay từ khi mang thai bé. Mẹ có thể bổ sung canxi, khoáng chất cần thiết trong thai kỳ bằng thực phẩm hoặc viên uống.

trẻ em mấy tháng mọc răng

Mẹ nên bổ sung đủ dưỡng chất để trẻ mọc răng chắc khoẻ

Trẻ sơ sinh sau 7 ngày chào đời cần được tắm nắng thường xuyên để hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời. Đồng thời bú sữa mẹ giàu canxi. Nhằm giúp trẻ bổ sung đủ dưỡng chất cho quá trình mọc răng sau này.

Trẻ em trong những tháng mọc răng cần có chế độ ăn phù hợp. Trong các bữa ăn hằng ngày cần giàu vitamin, khoáng chất cần thiết và quan trọng nhất là canxi.

3. Những lưu ý dành cho ba mẹ khi trẻ có dấu hiệu mọc răng

trẻ em mấy tháng mọc răng

Ba mẹ cần có kế hoạch chăm sóc đặc biệt hơn khi con bước vào giai đoạn mọc răng

Trẻ chuẩn bị mọc răng sẽ đi kèm những dấu hiệu như quấy khóc, biếng ăn, bỏ bú,… và đòi hỏi ba mẹ cần có chế độ chăm sóc đặc biệt hơn:

– Nên cho trẻ ăn những đồ ăn mềm, loãng (cháo, súp, canh dinh dưỡng,…). Chia nhỏ phần ăn, không ép trẻ ăn liền một lúc có thể gây tâm lý sợ ăn, nôn trớ.

– Khi trẻ mọc răng thường cảm thấy nhức và ngứa lợi. Có thể cho trẻ ngậm vòng cao su mềm giúp trẻ thoải mái hơn.

– Luôn sử dụng khăn mềm để vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ sau mỗi bữa ăn.

– Nếu trẻ bị sốt mọc răng, dùng khăn ấm lau để hạ sốt, tăng các cữ bú và bổ sung nước thường xuyên.

– Giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn bằng cách dùng gạc massage chân nướu.

Nhiều mẹ bỉm sữa vẫ than thở rằng giai đoạn mọc răng là con ẩm ương nhất, dường như con không còn là đứa bé ngoan ngoãn hàng ngày. Đừng quá áp lực, giữ tinh thần vững vàng nhất và vững cả về kiến thức sẽ giúp cả mẹ lẫn con cùng vượt qua giai đoạn khó khăn này một cách nhẹ nhàng.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng

  • Chế độ ăn phù hợp cho trẻ rối loạn tiêu hóa: Cha mẹ cần biết gì?

    Chế độ ăn phù hợp cho trẻ rối loạn tiêu hóa: Cha mẹ cần biết gì?

    1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa Rối loạn tiêu hóa là bệnh phổ biến gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe trẻ em. Nguyên nhân do hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi còn non yếu, khiến trẻ dễ bị vi khuẩn, virus, ký sinh trùng tấn công gây bệnh đường tiêu hóa. Ngoài ra, tình trạng vệ sinh kém, sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài… Đặc biệt là chế độ dinh dưỡng không hợp lý hay dị ứng thực phẩm… cũng là nguyên nhân quan trọng dễ gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc cho trẻ ăn dặm quá sớm, ăn các món ăn khó tiêu, nhiều đạm, nhiều dầu mỡ, ăn không đúng bữa, uống sữa phù hợp với độ tuổi, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… là những sai lầm thường gặp dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Theo TS.BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đa phần trẻ […]
  • Thiếu vitamin A nguy hiểm ra sao với trẻ em và phụ nữ sau sinh?

    Thiếu vitamin A nguy hiểm ra sao với trẻ em và phụ nữ sau sinh?

    Vitamin A là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu, đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là với trẻ nhỏ và phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tình trạng thiếu vitamin A vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và sức đề kháng của trẻ, cũng như quá trình hồi phục sau sinh của người mẹ. Vậy tại sao vitamin A lại quan trọng đến vậy? Hãy cùng tìm hiểu.
  • 3 bí quyết khiến bé thích uống sữa mà mẹ không ngờ tới

    3 bí quyết khiến bé thích uống sữa mà mẹ không ngờ tới

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp trẻ phát triển khỏe mạnh toàn diện, cung cấp canxi, protein, vitamin và khoáng chất cần thiết. Tuy nhiên, nhiều bé lại không thích uống sữa vì vị nhạt hoặc ngán ngấy. Làm sao để bé vui vẻ uống đủ sữa mỗi ngày mà không cần ép? Hãy thử ngay 3 tuyệt chiêu “đánh lừa” vị giác dưới đây để bé yêu thích sữa hơn nhé!
  • Con phát triển toàn diện nhờ ăn uống đúng – Cha mẹ đã làm đúng chưa?

    Con phát triển toàn diện nhờ ăn uống đúng – Cha mẹ đã làm đúng chưa?

    Chế độ dinh dưỡng trong những năm đầu đời đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thể chất, trí tuệ và thói quen ăn uống lâu dài của trẻ. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại với sự bủa vây của thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt và đồ ăn nhanh, nhiều bậc cha mẹ đang gặp khó khăn trong việc xây dựng một thực đơn lành mạnh và cân bằng cho con. Vậy thế nào là một chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ em? Bài viết này sẽ cung cấp những nguyên tắc nền tảng mà bất kỳ cha mẹ nào cũng nên biết.
  • Nhân tướng học trẻ em: Nét mặt tiết lộ điều gì về vận mệnh và sức khỏe?

    Nhân tướng học trẻ em: Nét mặt tiết lộ điều gì về vận mệnh và sức khỏe?

    Từ lâu, nhân tướng học phương Đông đã xem khuôn mặt như “tấm bản đồ” phản ánh vận mệnh, tính cách và sức khỏe của một con người. Đặc biệt, ở trẻ nhỏ, một số nét tướng nhất định được cho là có thể hé lộ phần nào về tương lai, sức khỏe và may mắn trong cuộc đời. Tuy không mang tính tiên đoán tuyệt đối, nhưng việc quan sát những đặc điểm này giúp cha mẹ hiểu con hơn và có hướng nuôi dạy phù hợp.Dưới đây là những nét tướng phổ biến thường được nhắc đến trong dân gian và nhân tướng học:
  • Những vi chất dinh dưỡng nào cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ ?

    Những vi chất dinh dưỡng nào cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ ?

    Sự phát triển toàn diện của trẻ – cả về thể chất, trí tuệ và hệ miễn dịch – phụ thuộc rất lớn vào việc bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng trong giai đoạn vàng từ 0 đến 6 tuổi. Đây là lúc cơ thể trẻ phát triển nhanh nhất, não bộ hình thành mạnh mẽ và cũng là thời kỳ dễ thiếu hụt vi chất nhất nếu không chú ý.Dưới đây là những vi chất quan trọng nhất bố mẹ cần bổ sung hợp lý qua chế độ ăn và/hoặc sản phẩm bổ sung cho trẻ: