Bí quyết để mẹ xử lý hiệu quả 7 vấn đề thường gặp nhất khi con ăn dặm

Cha mẹ nên làm gì khi cho trẻ ăn dặm nhưng bé không muốn ăn, hoặc luôn quậy phá, không chịu hợp tác? Hãy để Bầu cùng mẹ tìm hiểu những giải pháp hiêu quả nhất nhé.

1. Nhổ thức ăn

Mẹ có thấy bé đẩy lưỡi và đẩy thức ăn ra sau mỗi lần cắn thức ăn không? Có thể có lẽ do bé vẫn chưa vượt qua được phản xạ đẩy lưỡi của mình. Đây là bản năng của tất cả trẻ sơ sinh giúp đẩy bất cứ thứ gì ra khỏi miệng để tránh bị nghẹn.

cho trẻ ăn dặm

Do bé vẫn chưa vượt qua được phản xạ đẩy lưỡi của mình nên hay nhổ thức ăn

Giải pháp cho mẹ:

Mẹ hãy tiếp dùng cho bé uống sữa mẹ/ sữa công thức như bình thường. Thêm vào đó, mẹ cho cũng nên cho bé ăn dặm thêm những loại thực phẩm có hương vị quen thuộc. Chẳng hạn, mẹ đặt chút thức ăn vào muỗng và cho bé ăn dần dần, cảm nhận dần dần. Nếu lưỡi bé tiếp tục đẩy bột/ thức ăn sau vài lần, có thể đơn giản vì bé chưa sẵn sàng để ăn dặm. Mẹ hãy đợi 1 vài ngày hoặc 1 tuần sau và thử lại nhé.

2. Trẻ quay đi mỗi khi cho trẻ ăn dặm

Mỗi khi mẹ đưa thìa thức ăn hướng về phía bé, bé lại quay mặt đi hoặc quấy khóc.

Giải pháp cho mẹ:

Khi bé không có tâm trạng ăn uống, cách bé có thể thể hiện ra là quay mặt đi. Có thể do bé đang bị mệt, mất tập trung, người không khoẻ hoặc không thực sự thích món ăn đó. Dù là lý do nào, mẹ hãy tôn trọng bé nhé. Thay vì bắt ép bé phải ăn, mẹ hãy thử lại vào lần sau và với món khác.

3. Bé nhăn mặt

Khi bé ăn một miếng thức ăn, bé nhăn mặt. Khi đó, mẹ không biết do thức ăn không ngon hay bé không thích món đó.

Giải pháp cho mẹ:

cho trẻ ăn dặm

Vị giác của bé cần có thời gian để làm quen với kết cấu và hương vị mới

Mẹ đừng kết luận ngay nhé. Vị giác của bé cần có thời gian để làm quen với kết cấu và hương vị mới. Vì vậy, có thể bé chỉ đang ngạc nhiên trước món mới đó thôi. Khi bé quen, bé có thể cười hoặc thích thú với món ăn đó. Có thể bé rùng mình hoặc nhăn mặt mỗi khi cho bé ăn món ăn dặm nào đó. Mẹ hãy tiếp tục thử và cho bé làm quen nhé. Nhiều mẹ phải thử đến 15 lần trước khi bé chấp nhận một loại thức ăn mới đó.

4. Bé bị táo bón

Khi cho trẻ ăn dặm, một số bé có thể bị táo bón.

Giải pháp cho mẹ:

Chế độ ăn mới có thể khiến bé bị táo bón. Mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ và thử cắt giảm một số món như ngũ cốc, khoai tây,… Thay vào đó, mẹ hãy cho thêm nhiều món giàu chất xơ và vitamin như trái cây, rau xanh vào thực đơn.

5. Bé bị đầy hơi

Hệ thống tiêu hoá đang phát triển của bé phải làm việc nhiều hơn vì nó học cách hấp thụ thức ăn. Điều này có thể đôi khi khiến bé bị đầy hơi.

Giải pháp cho mẹ:

Mẹ hãy thử cho bé ăn thành nhiều bữa nhỏ, số lượng nhỏ.

cho trẻ ăn dặm

Khi bé bị đầy hơi, giải pháp cho mẹ là hãy chia nhỏ bữa cho con

6. Bé bị phát ban

Sau khi bé ăn xong, bé bị phát ban quanh miệng hoặc vùng mông thì có thể là dấu hiệu của dị ứng thực phẩm. Các triệu chứng dị ứng khác bao gồm nôn, thở khò khè, chảy nước mắt và sổ mũi.

Giải pháp cho mẹ:

Nếu mẹ nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào sau khi cho bé ăn một loại thực phẩm mới, hãy gọi bác sĩ để xác nhận bé thực sự dị ứng với thực phẩm đó không.

7. Bé không tự ăn

Bé không tự bốc thức ăn để ăn hoặc bé chỉ chờ mẹ cho ăn.

Giải pháp cho mẹ:

Để tăng tốc quá trình tự ăn của bé, mẹ hãy cho bé ăn những miếng thức ăn có kích cỡ vừa phải, dễ dàng cho bé nhặt. Chẳng hạn như một ít bông cải xanh hoặc cà rốt hấp hoặc miếng dưa hấu. Mẹ cũng có thể đưa cho bé một cái muỗng có tay cầm ngắn và cong, để bé dễ dàng cho thức ăn vào miệng.

Trên đây là 7 vấn đề thường gặp phải khi mẹ cho trẻ ăn dặm. Điều quan trọng khi cho bé ăn dặm là mẹ hãy thật kiên nhẫn và quan sát cách bé phản ứng khi ăn nhé.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng

  • Vi chất dinh dưỡng – “chìa khóa vàng” giúp trẻ phát triển toàn diện

    Vi chất dinh dưỡng – “chìa khóa vàng” giúp trẻ phát triển toàn diện

    Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối là chìa khóa để trẻ em phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, bên cạnh các nhóm chất dinh dưỡng chính như protein, chất béo, carbohydrate, nhiều bậc phụ huynh vẫn thường bỏ qua vai trò quan trọng của các vi chất dinh dưỡng – “những người hùng thầm lặng” đối với sự tăng trưởng và miễn dịch của trẻ.
  • Tiềm ẩn nhiều nguy hại của sữa giả: Mối đe dọa âm thầm cho sức khỏe cộng đồng

    Tiềm ẩn nhiều nguy hại của sữa giả: Mối đe dọa âm thầm cho sức khỏe cộng đồng

    Sữa – từ lâu đã được xem là nguồn dinh dưỡng “vàng” cho mọi lứa tuổi, từ trẻ em đang lớn đến người già cần bồi bổ. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, sữa giả đang ngày càng tinh vi, len lỏi vào cả các kệ hàng quen thuộc mà người tiêu dùng khó nhận biết. Đằng sau vẻ ngoài “tưởng như thật” ấy là vô vàn rủi ro sức khỏe mà ít ai ngờ tới.
  • Chăm con 1 tuổi không khó nếu mẹ hiểu điều này về dinh dưỡng

    Chăm con 1 tuổi không khó nếu mẹ hiểu điều này về dinh dưỡng

    Bước sang mốc 1 tuổi, trẻ không chỉ bắt đầu tập đi, học nói mà còn chuyển dần từ chế độ ăn dặm sang ăn cùng gia đình. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng, đặt nền tảng cho thói quen ăn uống và sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ trong tương lai. Vậy làm thế nào để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 1 tuổi? Dưới đây là hướng dẫn chi tiết dành cho cha mẹ.
  • Men vi sinh không hoàn toàn lành tính với trẻ nếu cha mẹ bỏ qua 3 điều này

    Men vi sinh không hoàn toàn lành tính với trẻ nếu cha mẹ bỏ qua 3 điều này

    Men vi sinh (probiotics) ngày càng trở nên phổ biến trong chăm sóc sức khỏe đường ruột cho trẻ nhỏ. Không ít phụ huynh truyền tai nhau rằng chỉ cần bổ sung men vi sinh là bé sẽ hết rối loạn tiêu hóa, ăn ngon miệng, tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, không phải lúc nào men vi sinh cũng cần thiết và an toàn nếu dùng không đúng cách.Dưới đây là 3 điều quan trọng cha mẹ cần biết trước khi cho trẻ sử dụng men vi sinh.
  • 6 cách chữa rôm sảy ở trẻ khi thời tiết nắng nóng vào mùa hè

    6 cách chữa rôm sảy ở trẻ khi thời tiết nắng nóng vào mùa hè

    Rôm sảy là tình trạng phố biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt thường gặp nhiều nhất khi vào mùa hè. Tìm hiểu cách chữa rôm sảy ở trẻ với bài viết sau!
  • Trẻ em suy dinh dưỡng vì thiếu đạm và năng lượng: Mối nguy âm thầm nhưng nghiêm trọng

    Trẻ em suy dinh dưỡng vì thiếu đạm và năng lượng: Mối nguy âm thầm nhưng nghiêm trọng

    Suy dinh dưỡng trẻ em là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng lo ngại tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Một trong những dạng phổ biến nhất là suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng (Protein-Energy Malnutrition - PEM), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ và hệ miễn dịch của trẻ.