Giúp bạn vượt qua tình trạng nghén mùi khi mang thai một cách dễ dàng

Nghén mùi là tình trạng phổ biến của phụ nữ mang thai, chúng xuất hiện khá sớm chỉ sau vài tuần thụ thai và được xem như dấu hiệu được trưng của việc mang thai

Nghén mùi khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi vì sẽ nôn nhiều nếu như ngửi thấy mùi khác lạ. Do đó, mẹ bầu cũng không ăn được nhiều. Nhưng thật may tình trạng này không diễn ra quá lâu, hãy cùng Bau.vn xem có cách gì để đối phố với tình trạng này không nhé?

Vì sao phụ nữ mang thai lại nghén mùi?

Mọi triệu chứng gây khó chịu khi mang thai đó chính là hormone thai kỳ. Nó không chỉ là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị nghén mùi mà còn gây ra nhiều kiểu nghén khá. Ngoài sợ mùi, nôn, buồn nôn, gặp các vấn đề về đường tiêu hóa… nó còn khiến bạn thay đổi tâm trạng, làn da và vô vàn sự đổi thay khác.

nghen mui

Rất nhiều phụ nữ mang thai thấy sự nhạy cảm mùi của mình thay đổi vào 3 tháng đầu tiên. Nhưng mức độ sợ mùi, yêu thích mùi và biểu hiện tùy thuộc vào từng người. Ví dụn, bạn có thể bị một mùi vào đó “châm ngòi” cho cơn buồn nôn của mình, mặc dù có thể đó là mùi bình thường, thậm chí bạn đã từng rất thích nó. Nhiều người chỉ cần ngửi thấy mùi thức ăn hay mùi cơm chín thì sẽ buồn nôn và không muốn ăn gì. Hay có người nghén mùi theo kiểu yêu thích một mùi nào đó như mùi xăng, mùi bột giặt, mùi hoa…

Mỗi người phụ nữ trong những lần mang thai sẽ có kiểu nghén mùi khác nhau. Sự khác nhau đó là do cơ địa và hormone của bạn quyết định.

Cần làm gì khi bị nghén mùi?

Bạn không thể cắt bỏ chiếc mũi của mình khi bị nghén, tuy nhiên bạn có thể dùng những cách này để giảm thiểu tình trạng nghén nặng nề xảy ra.

1. Điều chỉnh thực đơn của mình

Bạn chỉ nấu và ăn những thực phẩm mà bạn có thể chịu được mùi của chúng, ngay cả khi trước đây bạn thích súp lơ nhưng khi có thai bạn không thích mùi của chúng khi nấu chín thì hãy loại chúng ra khỏi thực đơn. Khi bị nghén mùi, hãy ăn và nấu theo yêu cầu của “chiếc mũi”.

nghen mui

2. Luôn giữ không khí trong nhà thông thoáng

Bạn hãy cố gắng mở cửa sổ bất cứ khi nào có thể, để tống khứ các loại mùi khó ưa, không khí thoáng đãng và không làm bạn ngộp thở.

nghen mui

3. Giữ cho mọi thứ sạch sẽ

Bạn hãy giặt quần áo thường xuyên hơn vì vải có xu hướng lưu mùi lâu. Thay ga giường và vỏ gối 2 lần/tuần để luôn thấy dễ chịu, thoải mái vì không có mùi lạ.

4. Giảm thiểu sử dụng sản phẩm có mùi 

Nếu bị nghén mùi quá nặng, bạn hãy xem xét sử dụng các sản phẩm không mùi, mùi nhẹ nhàng hoặc mùi hương không làm bạn khó chịu từ việc thay đổi nước giặt, nước xả vải, các loại nước vệ sinh nhà cửa… Hãy chiều theo chiếc mũi của bạn để cơ thể được khỏe mạnh, không nôn ọe khi thấy mùi lạ.

nghen mui

5. Sử dụng các mùi hương dễ chịu

Hãy dùng các mùi khiến bạn thấy dễ chịu, thoải mái hơn. Các loại lá bạc hà, quế, gừng, chanh… có thể sẽ giúp bạn “hãm” cơn buồn nôn lại. Do đó, bạn có thể cho chúng vào 1 chiếc túi nhỏ và mang theo bên người để kiềm hãm khi ngửi thấy mùi không thích.

3. Tình trạng ốm nghén này bao giờ chấm dứt?

Cũng giống như rất nhiều dạng ốm nghén khác, nghén mùi thường sẽ giảm dần và tự động biến mất khi bạn bước qua thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2. Tuy nhiên, một số mẹ bầu có thể nghén mùi đến hết thai kỳ, thậm chí đến cả sau khi sinh em bé. Đây được coi là ốm nghén kéo dài hoặc ốm nghén nặng. Tùy thuộc vào cơ địa, sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, môi trường làm việc… mà thời gian nghén khác nhau.

Nếu bạn cảm thấy tình trạng nghén mùi và ốm nghén nói chung khiến cơ thể mệt mỏi không chịu đựng được thì có thể nhờ đến bác sĩ sản khoa can thiệp. Bên cạnh đó, bạn hãy cố gắng giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ để vượt qua tình trạng này một cách nhẹ nhàng nhất nhé!

 

 

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Rất nhiều mẹ bầu lo lắng về việc tăng cân quá nhiều nhưng con vẫn thiếu cân. Để thai nhi phát triển khỏe mạnh mà mẹ không bị tăng cân quá mức, cần có một chế độ ăn uống đủ chất, đúng cách. Dưới đây là những nguyên tắc và thực phẩm giúp vào con mà không vào mẹ!
  • Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ hay còn gọi là cholestesis là một hội chứng xảy ra ở phụ nữ mang thai. Khi đó gan không thể bài tiết mật, gây ngứa dữ dội.
  • Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể, trong số đó canxi là dưỡng chất bắt buộc. Vậy mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi?
  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.